Ngày xuất bản: 2020-04-29
Số báo đầy đủ
Chăn nuôi, thú y và thủy sản
Hiệu quả của propylene glycol trong phòng và trị bệnh xeton huyết ở bò sữa trong giai đoạn khai thác sữa
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.4.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của propylene glycol (PG) trong phòng và trị bệnh xeton huyết ở bò sữa trong giai đoạn khai thác sữa từ 9/2018 đến 3/2019. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm với tổng số 126 bò sữa đang khai thác sữa trong đàn bò lai HF. Cả 2 thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố. Ở thí nghiệm 1, 96 bò không bệnh xeton huyết (BHBA < 1,4 mmol/L) được phân vào 2 lô (48 bò/lô), gồm (1) lô đối chứng không phòng bệnh (không PG) và (2) lô phòng bệnh (cho uống PG liên tục trong 3 ngày sau sinh). Ở thí nghiệm 2, 30 bò bệnh xeton huyết (BHBA < 1,4 mmol/L) được phân vào 3 lô (10 bò/lô), gồm (1) bò được cấp glucose + vitamin B12 + Dexamethason (PĐĐT1), (2) bò được uống PG trong 3 ngày (PĐĐT2), và (3) kết hợp PĐĐT1 + PĐĐT2 (PĐĐT3). Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy tỷ lệ bò bệnh xeton huyết ở lô phòng bệnh bằng PG (18,75%) thấp hơn (P < 0,01) lô đối chứng không phòng bệnh bằng PG (47,92%). Lô phòng bệnh bằng PG cũng đã làm giảm (P < 0,01) nồng độ xeton huyết so với lô đối chứng (0,89 so với 1,22 mmol/L). Thí nghiệm 2 cho thấy lượng xeton huyết giảm sau điều trị tốt hơn (P < 0,01) ở PĐĐT3 (1,97 mmol/L) so với PĐĐT2 (1,30 mmol/L) và PĐĐT1 (1,23 mmol/L). Tỷ lệ bò khỏi bệnh xeton huyết cao nhất ở PĐĐT3 (90%), kế đến PĐĐT2 (60%), và thấp nhất PĐĐT1 (50\%) (P > 0,05).
Sản xuất bột nêm từ thịt cá lóc (Channa striata) bằng phương pháp ứng dụng hỗn hợp enzyme Alcalase và Flavourzyme
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.6.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Dịch đạm thủy phân đã được sản xuất từ thịt cá lóc bằng phương pháp ứng dụng hỗn hợp enzyme Alcalase và Flavourzyme, tỷ lệ Alcalase và Flavourzyme là 1:3, ở nhiệt độ thủy phân 55°C, pH 6,5 - 6,9. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện thủy phân thích hợp là tỷ lệ hỗn hợp enzyme so với thịt cá và thời gian thủy phân là 0,2%: 26 giờ. Dịch thủy phân có hàm lượng peptide (26,4 g/L) và hàm lượng nitơ axit amin (10,6 g/L) cao nhất, hàm lượng nitơ amoniac thấp nhất (0,257 g/L). Điểm cảm quan, hàm lượng protein, hiệu suất thu hồi và độ ẩm của bột nêm thành phẩm lần lượt là 18,9; 17,1%; 42,5% và 4,88%, tương ứng khi phối trộn theo tỷ lệ dịch củ cải trắng và dịch đạm là 25%:40% và sấy ở 60°C trong 72 giờ. Sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng cảm quan tốt, độ ẩm và vi sinh nằm trong giới hạn cho phép sau 4 tuần bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Khả năng thay thế luân trùng bằng Artemia nauplius trong ương ấu trùng cá khoang cổ cam (Amphiprion percula Lacepede, 1802)
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.5.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm rút ngắn thời gian sử dụng luân trùng trong ương ấu trùng cá khoang cổ cam giai đoạn mới nở đến 30 ngày tuổi. Artemia nauplius được sử dụng để thay thế luân trùng vào các thời điểm ấu trùng đạt 5, 7, 9, 11 và 13 ngày tuổi sau khi nở (NSN). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ấu trùng bắt đầu được cho ăn Artemia nauplius từ ngày thứ 7 đạt tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài cao nhất (4,02%/ngày). Thời điểm bắt đầu chuyển đổi thức ăn càng muộn, tốc độ tăng trưởng của ấu trùng càng giảm, thấp nhất tại thời điểm ngày thứ 13 sau khi nở (3,21%/ngày; P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm chuyển đổi từ các ngày ương thứ 5, 9 và 11 (P > 0,05). Tương tự, thời điểm chuyển đổi thức ăn không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống ấu trùng, dao động từ 39,6 - 48,2% (P > 0,05). Kết quả nghiên cứu này góp phần rút ngắn thời gian phụ thuộc vào luân trùng trong ương ấu trùng cá khoang cổ cam, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất giống nhân tạo loài cá này.
Công nghệ sinh học
Phân lập vi khuẩn tổng hợp enzyme agarase từ nước biển và xác định hoạt tính của enzyme
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.7.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân lập vi khuẩn có khả năng tổng hợp enzyme agarase từ nước biển và xác định hoạt tính của enzyme. Từ 8 mẫu nước biển thu thập tại các địa điểm khác nhau ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã phân phập được 21 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải agar trên đĩa thạch với đường kính vòng phân giải dao động từ 4,0 đến 7,0 cm sau 2 ngày ủ ở nhiệt độ phòng. Năm chủng vi khuẩn (M1, M5, M7, M62B, và M71) tạo đường kính vòng phân giải lớn nhất có hoạt độ enzyme agarase thô được xác định trong khoảng 0,15 – 0,22 U/mL khi phản ứng với cơ chất agarose, và có trình tự 16S rDNA tương đồng (> 96%) với chi Vibrio. Trong đó, chủng vi khuẩn M71 có hoạt tính agarase cao nhất và được dùng để đánh giá khả năng phân giải rong biển. Sự thủy phân rong đỏ Gracilaria bằng dịch enzyme thô của chủng M71 ở nồng độ 5% (v/v) giải phóng 915 915 µM/mL đường khử sau 24 giờ ủ ở 40oC.
Công nghệ thực phẩm
Nghiên cứu chế biến nước giải khát lên men từ quả sơ ri
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.12.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Nước trái cây lên men có giá trị dinh dưỡng cao trong đó mùi thơm và hương vị đặc trưng của nguyên liệu làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, thường được bảo quản lạnh sau khi chế biến. Nghiên cứu được tiến hành trên dịch quả sơ ri, ở hàm lượng chất khô 18oBrix, pH 4,0; tỉ lệ men giống bổ sung 0,20%; lên men trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm thu được có hàm lượng chất khô 7,2 ± 0,8oBx; hàm lượng cồn 1,4% v/v; hàm lượng vitamin C 581,2 mg%; pH 3,1.
Hoạt tính ức chế enzyme alpha-glucosidase của một số loài rong nâu thu mẫu ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.11.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, đái tháo đường đã trở thành vấn đề lớn của toàn cầu. Một trong những cách hiệu quả để kiểm soát bệnh đái tháo đường là ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase. Nghiên cứu này đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của dịch chiết từ 7 loài rong nâu (Colpomenia sinuosa, Padina australis, Sargassum aquifolium, Sargassum mcclurei, Sargassum duplicatum, Sargassum polycystum và Sargassum swartzi). Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu rong nghiên cứu đều có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase, với giá trị IC50 dao động từ 154,27 đến 426,27 µg/mL. Dịch chiết của rong Sargassum mcclurei có hoạt tính ức chế enzyme cao nhất. Ảnh hưởng của điều kiện chiết và phân đoạn dung môi chiết đến hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của rong Sargassum mcclurei được nghiên cứu. Điều kiện chiết thích hợp được xác định như sau: tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết (g/mL) là 1/40, thời gian chiết là 60 phút, nhiệt độ chiết là 60°C. Trong các phân đoạn dung môi chiết, phân đoạn dịch chiết ethyl acetate có hoạt tính ức chế enzyme mạnh nhất.
Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp
Hành vi của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ: Trường hợp nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.2.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ (TPHC). Mô hình cấu trúc (SEM) được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ thông qua dữ liệu thu thập từ 450 người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến hành vi tiêu dùng. Yếu tố chuẩn chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiêu dùng, tiếp đến là yếu tố thái độ đối với TPHC. Bên cạnh đó, mức giá TPHC là rào cản trong việc thúc đẩy ý định tiêu thụ loại thực phẩm này. Đồng thời, kết quả phân tích đa nhóm cho thấy các mối quan hệ trong mô hình không có sự khác biệt giữa nam và nữ nhưng khác biệt theo các nhóm người tiêu dùng có thu nhập khác nhau.
Đánh giá quyết định tham gia mô hình thương mại công bằng của nông hộ sản xuất cà phê tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.1.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Thương mại công bằng trong sản xuất cà phê là tạo cho nông dân cơ hội công bằng để cải thiện vị thế thị trường của họ. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình hồi quy logit với phương pháp ước lượng khả năng tối đa (maximum likelihood estimation) nhằm đánh giá quyết định tham gia mô hình thương mại công bằng của nông hộ sản xuất cà phê. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 222 hộ canh tác cà phê tại xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đây là khu vực đang thực hiện mô hình thương mại công bằng trong sản xuất cà phê với thương hiệu cà phê Cầu Đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xác suất nông hộ quyết định tham gia sản xuất cà phê theo mô hình thương mại công bằng là 14,43% và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình như tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, diện tích, lợi nhuận, nhận thức của nông hộ về thương mại công bằng, mức giá mong muốn và khuyến nông. Trong đó, biến nhận thức của nông hộ và mức giá mong muốn có tác động mạnh đến quyết định tham gia mô hình thương mại công bằng trong sản xuất cà phê.
Môi trường và Tài nguyên
Khảo sát và phân tích hoa, cây cảnh tại một số vườn kiểng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo các tiêu chí ứng dụng trong thiết kế sân vườn
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.8.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018 tại một số vườn kiểng kinh doanh hoa, cây cảnh tại khu vực quận 7, quận Gò Vấp, quận 10, quận Tân Bình, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh, là các vùng buôn bán, sản xuất hoa, cây cảnh chính của TP. Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung vào định danh và phân tích hoa, cây cảnh có tiềm năng trong thiết kế sân vườn. Đề tài được thực hiện bằng một số phương pháp như: bảng khảo sát, so sánh hình thái và định danh loài và phân tích, tổng hợp số liệu. Nhóm tác giả phân địa điểm khảo sát theo khu vực và các tuyến đường để điều tra. Kết quả đã định danh được 542 loài hoa, cây cảnh. Theo sự phân tích về 7 nhóm tiêu chí quan trọng về hình dáng hoa, cây cảnh như thân cây, hình dáng cây, lá, hoa, nhóm hoa, cây cảnh trồng chậu trưng bày nội thất, có lá lớn, màu sắc lá xanh đậm đến xanh nhạt, có hoa lớn, chiều cao từ 0,1 m đến 1 m và không có hương thơm là phổ biến. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào thiết kế và thi công sân vườn tại TP. Hồ Chí Minh.
Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.10.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Trong bối cảnh nghiên cứu về các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) nói chung và tác động đến nông nghiệp trên thế giới nói riêng ngày càng rõ nét, TPHCM đã có nhiều minh chứng về tác động của các hiện tượng thời tiết bất thường gây bất lợi rất lớn cho ngành nông nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học kết hợp với thang đo cảm nhận Likert, phương pháp phân tích nhân tố nhằm đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH từ 4 nhân tố lần lượt là nhận thức về BĐKH, kinh nghiệm ứng phó với BĐKH, sự hỗ trợ của chính quyền và khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ. Thông qua điểm số tính toán từ kết quả điều tra cộng đồng 10 quận/huyện có hoạt động nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan quản lý giúp nghiên cứu xây dựng điểm số tổng hợp cho 4 tiêu chí và phân vùng không gian cho giá trị thích ứng BĐKH cho từng quận/huyện. Kết quả cho thấy, các quận huyện có khả năng thích ứng trung bình, cao tập trung ở các huyện Củ Chi, quận 9 và 12. Củ Chi được đánh giá có khả năng thích ứng cao nhất, với giá trị khả năng thích ứng tổng thể là 0,86. Quả thật, huyện Củ Chi được ghi nhận đồng thời có sự hỗ trợ từ chính quyền và khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ cao nhất trong số 10 quận/huyện. Trong khi đó, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức nằm trong khu vực có khả năng thích ứng thấp.
Sự tương quan giữa tuyến trùng và tính chất đất trên một số vùng đất trồng hồ tiêu thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.9.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Gia Lai nhằm tìm hiểu cơ cấu đất trồng hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai, mối liên hệ giữa sự phân bố của tuyến trùng và một số chỉ tiêu chất lượng đất. Các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, khảo sát thực địa, thu mẫu và phân tích mẫu được thực hiện tại địa bàn nghiên cứu và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy pH đất biến động từ axit đến trung tính, hàm lượng N và P trung bình và nồng độ chất hữu cơ cao. Kết quả tách tuyến trùng từ đất cho thấy có 26 giống tuyến trùng thuộc 17 họ và 7 bộ khác nhau trong đất của khu vực nghiên cứu. Môi trường đất càng nghèo dinh dưỡng và pH càng thấp thì mật độ tuyến trùng càng cao, điều này chỉ ra khả năng tồn tại và phát triển của tuyến trùng trong môi trường đất khắc nghiệt càng cao. Đây là một trong các lý do làm ảnh hưởng năng suất tiêu trên địa bàn. Vì thế, các giải pháp cần tập trung vào việc cấp dưỡng cho đất nhằm ngăn ngừa hoạt động của tuyến trùng, đồng thời tăng sức đề kháng của cây tiêu.
Nông học, Lâm Nghiệp
Phân tích đa dạng di truyền 100 mẫu giống điều (Anacardium occidentale L.) được tuyển chọn trên địa bàn tỉnh Bình Phước dựa trên năng suất hạt và chỉ thị sinh học phân tử ISSR
Bản điện tử:
29 Apr 2020
| DOI:
10.52997/jad.3.02.2020
Tóm tắt
|
PDF (260.1K)
Tóm tắt
Cây điều (Anacardium occidentale L.) là cây nhiệt đới quan trọng, thuộc họ Anacardiaceae và có giá trị kinh tế cao được trồng ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá, phân nhóm đa dạng di truyền của các mẫu giống điều phân bố trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm phục vụ cho công tác phát triển nhân giống và bảo tồn. Tổng số 100 mẫu giống điều trên 10 năm tuổi phân bố trên địa bàn tỉnh Bình Phước được phân chia thành 8 nhóm chính dựa trên đặc điểm hạt và năng suất hạt. Trong khi đó, khi sử dụng 11 chỉ thị ISSR thì các mẫu giống điều được chia thành 12 nhóm riêng biệt. Khoảng cách đa dạng di truyền 100 mẫu giống điều trong nghiên cứu này từ 0,04 đến 0,26, với giá trị trung bình khoản cách đa dạng di truyền 0,19. Kết quả thể hiện các mẫu giống điều có mức đa hình tương đối cao dựa trên đặc điểm hạt và năng suất hạt, cũng như chỉ thị ISSR. Kết quả nghiên cứu này là một trong những thông tin rất quan trọng trong công tác đánh giá di truyền trên cây điều và hữu ích cho công tác chọn tạo và phát triển giống điều trong tương lai.