Ngày xuất bản: 2023-08-25
Số báo đầy đủ
Nông học, Lâm Nghiệp
Hiện trạng canh tác, hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nông lâm kết hợp tại Núi Dài, tỉnh An Giang
Bản điện tử:
25 Aug 2023
| DOI:
10.52997/jad.3.04.2023
Tóm tắt
|
PDF (226.5K)
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022 nhằm đánh giá hiện trạng canh tác, hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nông lâm kết hợp tại khu vực Núi Dài, dãy núi rộng nhất thuộc vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 89 nông hộ sử dụng bảng câu hỏi được soạn sẵn, các dữ liệu về hoạt động canh tác, tổng thu nhập và điều kiện tự nhiên đã được thu thập và phân tích. Kết quả cho thấy, có 13 mô hình canh tác nông nghiệp hiện hữu ở khu vực Núi Dài, trong đó có 6 mô hình nông lâm kết hợp và 7 mô hình thuần cây nông nghiệp hoặc cây rừng. Thu nhập từ mô hình nông lâm kết hợp chiếm 40,94% tổng thu nhập hằng năm của nông hộ với lợi nhuận mà các mô hình này hàng năm đem lại dao động từ 6,71 - 23,3 triệu đồng/ha. Các yếu tố đầu vào bao gồm diện tích đất canh tác, thuê công trồng cây và công thu hoạch hằng năm có tương quan thuận với thu nhập từ các mô hình canh tác. Hiệu quả kỹ thuật (TE) của các mô hình canh tác đạt trung bình (49,46%). Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến TE gồm dân tộc, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và loại đất canh tác, trong khi yếu tố nhân khẩu có ảnh hưởng tiêu cực đến TE.
Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu sáp Galleria mellonella L. (Lepidoptera: Pyralidae) nhân nuôi trên thức ăn nhân tạo
Bản điện tử:
25 Aug 2023
| DOI:
10.52997/jad.1.04.2023
Tóm tắt
|
PDF (913.8K)
Tóm tắt
Sâu sáp (Galleria mellonella L.) là loài côn trùng được sử dụng phổ biến để làm ký chủ phụ trong nhân nuôi và nghiên cứu các loài thiên địch. Việc nghiên cứu thức ăn nhân tạo để nhân nuôi sâu sáp nhằm tối ưu hóa quá trình nhân nuôi số lượng lớn là rất cần thiết. Ba công thức thức ăn nhân tạo đã được sử dụng để nhân nuôi và đánh giá đặc điểm hình thái, sinh học của sâu sáp. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức thức ăn nhân tạo công thức 2 (CT2) là phù hợp nhất để nhân nuôi sâu sáp. Thời gian phát triển pha ấu trùng sâu sáp khi nuôi bằng công thức 2 (CT2) là ngắn nhất, trung bình 27,6 ± 4,2 ngày. Trong quá trình thí nghiệm, ấu trùng được nuôi bằng công thức 2 (CT2) phát triển nhanh, kích thước lớn, ở giai đoạn từ 20 đến 30 ngày tuổi, ấu trùng sâu sáp có chiều dài biến động từ 11,9 ± 5,2 đến 16,3 ± 6,2 mm và chiều rộng từ 2,7 ± 1,4 đến 3,9 ± 1,8 mm. Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái sâu sáp không có sự khác biệt khi nuôi trên ba công thức thức ăn nhân tạo khác nhau, số trứng của thành trùng cái biến động từ 819 ± 175,5 đến 1.008,1 ± 354,6 trứng/thành trùng cái.
Chọn lọc sau biến nạp gen AtZAT12 trên cây Arabidopsis
Bản điện tử:
25 Aug 2023
| DOI:
10.52997/jad.4.04.2023
Tóm tắt
|
PDF (622.5K)
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm chọn lọc các hạt Arabidopsis sau chuyển gen AtZAT12 gián tiếp qua Agrobacterium tumerfaciens. ZAT12 là một yếu tố phiên mã có chức năng ức chế yếu tố phiên mã khác là FIT thông qua motif EAR. Bản thân FIT cũng là một yếu tố phiên mã trung tâm điều khiển quá trình hấp thụ Fe trong điều kiện môi trường thiếu Fe. Tuy nhiên, khi Fe được hấp thụ quá nhiều sẽ sản sinh các gốc tự do gây tổn hại tế bào. Có lẽ đó là lý do phiên mã AtZAT12 được tăng cao còn phiên mã của FIT bị ức chế trong điều kiện thiếu Fe kéo dài 10 ngày. Để nghiên cứu chức năng, gen AtZAT12 đã được gắn vào vector pMDC107 để chuyển vào cây Arabidopsis. Hạt Arabidopsis T0 thu được sau quá trình biến nạp bằng phương pháp nhúng hoa được đặt trên môi trường thạch MS 1% Agar bổ sung Hygromycin B 15 μg/mL. Cây Arabidopsis con kháng hygromycin B có các lá mầm dài (~ 1,0 cm), trong khi các cây con không kháng kháng sinh có các lá mầm ngắn (~ 0,3 cm). Phương pháp chọn lọc cải tiến rút ngắn thời gian xác định cây Arabidopsis con biến đổi gen nhanh hơn chỉ trong 3,25 ngày. Sau đó, các cây được chọn sẽ được kiểm tra sự có mặt của gen bằng PCR cũng như sự hoạt động của gen chuyển AtZAT12 dưới kính hiển vi.
Xây dựng các hàm độ thon thân cây Keo lai (Acacia hybrid) tại tỉnh Đồng Nai
Bản điện tử:
25 Aug 2023
| DOI:
10.52997/jad.2.04.2023
Tóm tắt
|
PDF (292.1K)
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng các hàm độ thon thân ở mức cây cá thể của rừng Keo lai. Cá12c hàm độ thon thân được xây dựng từ 150 cây mẫu ở 3 - 10 năm tuổi; trong đó đường kính dao động từ 4 - 24 cm. Các hàm độ thon thân đã được xây dựng và kiểm định theo 2 dạng hàm dự tuyển. Dạng 1 là hàm độ thon thân đa biến. Dạng 2 là hàm độ thon thân đơn biến đa bậc. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm độ thon thân cả vỏ đa biến nhận sai lệch nhỏ hơn từ 19,0% so với hàm độ thon thân đơn biến ở bậc 7 đến 42,2% so với hàm độ thon thân đơn biến ở bậc 2. Hàm độ thon thân không vỏ đa biến nhận sai lệch nhỏ hơn từ 13,6% so với hàm độ thon thân đơn biến ở bậc 7 đến 32,8% so với hàm độ thon thân đơn biến ở bậc 2. Độ chính xác của các hàm độ thon thân đơn biến đa bậc được cải thiện bằng cách xây dựng riêng rẽ theo từng cấp đường kính.
Chăn nuôi, thú y và thủy sản
Khảo sát bệnh viêm tử cung tích mủ trên chó tại TP. Hồ Chí Minh
Bản điện tử:
25 Aug 2023
| DOI:
10.52997/jad.6.04.2023
Tóm tắt
|
PDF (221.3K)
Tóm tắt
Mục tiêu của khảo sát là đánh giá tình trạng viêm tử cung tích mủ trên chó, theo dõi hiệu quả điều trị và phân lập một số vi khuẩn sinh mủ hiện diện trong dịch viêm trên chó. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023 tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị bệnh Động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Hồ Chí Minh. Trong tổng số 1.715 chó cái được khảo sát, ghi nhận 81 ca viêm tử cung tích mủ (chiếm 4,43%). Kết quả cho thấy bệnh viêm tử cung tích mủ có tỷ lệ cao nhất trên nhóm chó 5 - 7 tuổi (35,80%), kế đến nhóm từ 2 - 4 tuổi (20,99%) và thấp nhất là nhóm chó < 2 tuổi (3,70%). Giống chó nội có tỷ lệ bệnh (19,75%) thấp hơn so với giống chó ngoại (80,25%) (P < 0,05). Bệnh xảy ra ở nhóm chó nuôi nhốt chiếm tỷ lệ 58,02% cao hơn so với nuôi thả rông 41,98% (P < 0,05). Mặt khác, nhóm chó không sinh sản chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất (64,20%) ở bệnh này, kế đến là chó đẻ 1 lứa (25,93%) và tỷ lệ thấp nhất ghi nhận ở chó đẻ 5 lứa (1,23%) (P < 0,05). Các triệu chứng bệnh phổ biến trong viêm tử cung tích mủ trên chó như ủ rũ/hay nằm sấp, tiết dịch âm đạo, bụng to/đau khi sờ, uống nhiều nước/ khát nước, bỏ ăn, mất nước, sốt, trọng lượng giảm, tiểu nhiều, nôn mửa, các triệu chứng này rất thường gặp, có tần suất xuất hiện cao và có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh. Streptococcus là nhóm vi khuẩn sinh mủ được tìm thấy trong mẫu dịch tử cung bằng phương pháp nuôi cấy phân lập. Phương pháp được chủ nuôi lựa chọn để điều trị viêm tử cung tích mủ trên chó tại TP. Hồ Chí Minh là can thiệp ngoại khoa và hiệu quả điều trị chiếm tỷ lệ thành công cao (90,12%).
Phân lập và phân tích đặc điểm di truyền của virus Tembusu (flavivirus) trên vịt
Bản điện tử:
25 Aug 2023
| DOI:
10.52997/jad.5.04.2023
Tóm tắt
|
PDF (197.5K)
Tóm tắt
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022, tại Bệnh viện Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM với mục tiêu phân lập và phân tích di truyền của vi rút Tembusu (flavivirus) bằng phôi trứng vịt. Trứng vịt có phôi 9 đến 11 ngày tuổi được tiêm mẫu bệnh phẩm đã được xử lý vào xoang niệu mô, sau đó trứng được quan sát mỗi ngày trong 7 ngày. Dịch xoang niệu mô của những trứng còn sống được cấy truyền tối đa 3 lần. Sau đó, dịch xoang niệu mô được kiểm tra bằng realtime RT-PCR để phát hiện vi rút Tembusu. Mẫu dương tính thì tiến hành chuẩn độ vi rút và cuối cùng là một phần bộ gen của vi rút được giải trình tự và cây phả hệ được xây dựng chung với các chủng vi rút khác. Sau thời gian nghiên cứu, kết quả thu được là phân lập được một chủng vi rút Tembusu, và qua phân tích di truyền dựa trên một phần gen E thì chủng vi rút này có sự tương đồng khá cao (từ 96,8% tới 98,15%) với các chủng vi rút Tembusu khác ở Trung Quốc và Thái Lan.