Phạm Thị Thu Hương & Nguyễn Thị Thương *

* Correspondence: Nguyễn Thị Thương (email: thuong.nguyenthi@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

 Mục tiêu của khảo sát là đánh giá tình trạng viêm tử cung tích mủ trên chó, theo dõi hiệu quả điều trị và phân lập một số vi khuẩn sinh mủ hiện diện trong dịch viêm trên chó. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023 tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị bệnh Động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Hồ Chí Minh. Trong tổng số 1.715 chó cái được khảo sát, ghi nhận 81 ca viêm tử cung tích mủ (chiếm 4,43%). Kết quả cho thấy bệnh viêm tử cung tích mủ có tỷ lệ cao nhất trên nhóm chó 5 - 7 tuổi (35,80%), kế đến nhóm từ 2 - 4 tuổi (20,99%) và thấp nhất là nhóm chó < 2 tuổi (3,70%). Giống chó nội có tỷ lệ bệnh (19,75%) thấp hơn so với giống chó ngoại (80,25%) (P < 0,05). Bệnh xảy ra ở nhóm chó nuôi nhốt chiếm tỷ lệ 58,02% cao hơn so với nuôi thả rông 41,98% (P < 0,05). Mặt khác, nhóm chó không sinh sản chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất (64,20%) ở bệnh này, kế đến là chó đẻ 1 lứa (25,93%) và tỷ lệ thấp nhất ghi nhận ở chó đẻ 5 lứa (1,23%) (P < 0,05). Các triệu chứng bệnh phổ biến trong viêm tử cung tích mủ trên chó như ủ rũ/hay nằm sấp, tiết dịch âm đạo, bụng to/đau khi sờ, uống nhiều nước/ khát nước, bỏ ăn, mất nước, sốt, trọng lượng giảm, tiểu nhiều, nôn mửa, các triệu chứng này rất thường gặp, có tần suất xuất hiện cao và có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh. Streptococcus là nhóm vi khuẩn sinh mủ được tìm thấy trong mẫu dịch tử cung bằng phương pháp nuôi cấy phân lập. Phương pháp được chủ nuôi lựa chọn để điều trị viêm tử cung tích mủ trên chó tại TP. Hồ Chí Minh là can thiệp ngoại khoa và hiệu quả điều trị chiếm tỷ lệ thành công cao (90,12%).

Từ khóa: Chó, Vi khuẩn viêm tử cung, Viêm tử cung, Viêm tử cung tích mủ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Borresen, B. (1975). Pyometra in the dog. A pathophysiological investigation, 1: The pyometra
syndrome, a review. Nordisk Veterinaermedicin 27(10), 508-517.

Coggan, J. A., Melville, P. A., Oliveira, C. M. D., Faustino, M., Moreno, A. M., & Benites, N. R. (2008). Microbiological and histopathological aspects of canine pyometra. Brazilian Journal of Microbiology 39(3), 477-483. https://doi.org/10.1590/S1517-838220080003000012.

Egenvall, A., Hagman, R., Bonnett, B. N., Hedhammar, A., Olson, P., & Lagerstedt, A. S. (2001). Breed risk of pyometra in insured dogs in Sweden. Journal of Veterinary Internal Medicine 15(6), 530-538. https://doi.org/10.1892/0891-6640(2001)015<0530:bropii>2.3.co;2.

Ewald, B. H. (1961). A survey of cystic hyperplasiapyometra complex in the bitch. Small Animal Clinic 1, 383-386.

Jisna, K. S., & Sivaprasad, M. S. (2020). Canine pyometra: An overview. Raksha Technical Review 10(1), 53-56.

Le, V. T., Le, Q. T., Huynh, T. N., Nguyen, T. Q. H., & Phan, T. K. C. (2009). Investigation of metritis in bitches and treatment results. Journal of Veterinary Science and Technology 16(1), 66-73.

Lopes, C. E., Carli, S. D., Riboldi, C. I., Lorenzo, C. D., Panziera, W., Driemeier, D., & Siqueira, F. M. (2021). Pet pyometra: Correlating bacteria pathogenicity to endometrial histological changes. Pathogens 10(7), 833. https://doi.org/10.3390/pathogens10070833.

Maksimovic, A., Maksimovic, Z., Filipovic, S., Besirovic, H., & Rifatbegovic, M. (2012). Vaginal and uterine bacteria of healthy bitches during different stages of their reproductive cycle. The Veterinary Record 171(15), 375. https://doi.org/10.1136/vr.100886.

Nguyen, B. P., & Nguyen, C. T. H. (2019). Clinical study of metritis in dogs and the affect of the hormone progesterone on the risk factors of metritis. Can Tho University Journal of Science 55(5), 1-8. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.137.

Nguyen, T. N. L., & Nguyen, T. K. K. (2018a). Survey on the current status of pet care in Ho Chi Minh City. Journal of Animal Husbandry Sciences and Technics 239, 38-42.

Nguyen, V. T., & Nguyen, T. H. (2018b). Perspectives on postpartum metritis of German Berger breed dogs raised in some Northern provinces of Vietnam and the experimental treatments. Journal of Veterinary Science and Technology 25(4), 68-74.

Niskanen, M., & Thrusfield, M. V. (1998). Associations between age, parity, hormonal therapy and breed, and pyometra in Finnish dogs. The Veterinary Record 143(18), 493-498. https://doi.org/10.1136/vr.143.18.493.

Su, T. L., & Tran, L. T. H. (2015). Application of ultrasound in the diagnosis of uterine inflammation in dogs in Hanoi and treatment regimens. Journal of Science and Development 13(2), 23-30.

Tran, B. N., Nguyen, K. P., Truong, B. C., Van, T. M., Le, M. B., & Dang, T. T. (2020). Investigation on metritis in dogs in Ninh Kieu district, Can Tho city. Journal of Veterinary Science and Technology 27(8), 25-29.

Vo, T. D. (2017). Reproduction and reproductive diseases in cats and dogs. Ha Noi, Vietnam: Ha Noi Agricultural Publisher.