Ngày xuất bản: 2021-02-26

Hiệu quả của fluralaner cung cấp qua đường uống trong việc kiểm soát mạt và cải thiện phúc lợi ở gà đẻ

Nguyễn Trung Dũng, Trương Hồng Hà, Nguyễn Thị Như Nguyện, Nguyễn Thị Thu Năm & Lê Thanh Hiền
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.5.01.2021
Tóm tắt | PDF (2.4M)

Tóm tắt

Mục tiêu của đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả diệt mạt của sản phẩm Exzolt (thành phần chính là fluralaner) và đồng thời giúp cải thiện phúc lợi trên gà mái đẻ. Tiến hành theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu về năng suất chăn nuôi, đánh giá mức độ nhiễm mạt, số lượng trứng có chấm đỏ, các biểu hiện về tập tính của gà mái trước và sau khi sử dụng thuốc Exzolt bằng việc quan sát qua camera. Kết quả cho thấy trại khảo sát nhiễm mạt rất nặng với mức độ nhiễm trung bình là 1,79 trên thang điểm 0 - 2. Sau liệu trình điều trị mạt bằng thuốc Exzolt, trại khảo sát đã không còn sự hiện diện của mạt trên gà mái đẻ, đồng thời hiệu quả của thuốc được tiếp tục duy trì và kéo dài nhiều tuần sau đó. Việc sử dụng thuốc diệt mạt Exzolt không ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào hằng ngày và tỷ lệ gà chết và loại thải. Tỷ lệ trứng có chấm đỏ giảm rõ rệt. Đặc biệt, các chỉ tiêu về tập tính gây khó chịu cho gà mái đẻ đều giảm xuống rõ rệt so với lúc chưa sử dụng thuốc diệt mạt. Đây là lý do khuyến cáo sử dụng sản phẩm này trong việc kiểm soát mạt trên gà đẻ. 

Ước tính các thông số di truyền một số tính trạng quan trọng trên quần thể chọn giống rô phi đỏ thế hệ thứ 5 tại Việt Nam

Nguyen Van Sang, Tran Huu Phuc, Dang Van Truong & Phạm Dang Khoa
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.7.01.2021
Tóm tắt | PDF (314.5K)

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện ước tính các thông số di truyền bao gồm hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương tác giữa kiểu gen và môi trường (GxE) các tính trạng tăng trưởng, tỷ lệ sống và màu sắc rô phi đỏ chọn giống thế hệ thứ năm sau khi nuôi ở ao nước ngọt và lợ mặn. Tổng cộng có 116 gia đình full- và half-sib được tạo ra, 4.432 và 3.811 cá giống được đánh dấu từng cá thể và thả nuôi đánh giá các tính trạng tương ứng trong ao nước ngọt và ao lợ mặn. Các thông số di truyền được ước tính bằng phần mềm ASReml 4.1.Hệ số di truyền đạt mức cao cho tính trạng khối lượng (0,42), tỷ lệ sống (0,58) và mức trung bình cho màu sắc (0,23) nuôi ở môi trường nước ngọt, trong khi đó 3 tính trạng tương ứng ở môi trường nước lợ là 0,26; 0,26 và 0,29.Kết quả này cùng với các giá trị công bố ở các thế hệ trước cho thấy tiềm năng chọn lọc mang lại hiệu quả từ trung bình đến cao cho từng tính trạng. Tương quan di truyền khác zero (0) không có ý nghĩa thống kê(P > 0,05) được tìm thấy giữa ba tính trạng (từ -0,25 đến 0,37) cho thấy chọn lọc nâng cao một trong ba tính trạng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của tính trạng còn lại. Tương tác GxE cho các tính trạng tăng trưởng và màu sắc giữa hai môi trường nước ngọt và lợ mặn là không đáng kể (với hệ số tương quan 0,63 - 0,80), nhưng tương tác đáng kể cho tính trạng tỷ lệ sống giữa hai môi trường nuôi được tìm thấy (rg=-0,17 ± 0,40).

Các thông số di truyền ước tính cho tính trạng kháng bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Tran Huu Phuc, Tran Thi Phuong Dung, Nguyen Van Sang, Nguyen Thanh Vu, Vo Hong Phuong & Huynh Thi Bich Lien
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.6.01.2021
Tóm tắt | PDF (343.4K)

Tóm tắt

Các thông số di truyền tính trạng kháng bệnh gan thận mủ được ước tính trên quần thể chọn giống thế hệ thứ 1. Tổng cộng có 8.207 và 5.838 cá thể tương ứng thuộc 147 và 130 gia đình được cảm nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ ở cá giống và nuôi đánh giá tăng trưởng trong ao. Các tính trạng khối lượng (HW), chiều dài (HL) và tỉ lệ sống (SURGROW) sau nuôi tăng trưởng và tính trạng kháng bệnh gan thận mủ thông qua khả năng sống/chết dạng nhị phân (SUR) và thời gian sống theo giờ (TIME) theo các mức cắt ngang được thu thập và ước tính hệ số di truyền các tính trạng và tương quan giữa chúng. Hệ số di truyền cao cho tính trạng HW (0,48) và HL (0,47) và hầu hết từ trung bình đến cao cho các tính trạng SURGROW (0,23), SUR (0,13 - 0,40) và TIME (0,25 - 0,39) được tìm thấy. Tương quan di truyền giữa SUR và TIME ở các cắt ngang hầu hết thuận và cao được ước tính (0,57 - 0,99). Tương quan di truyền giữa SUR và TIME ở các cắt ngang với HW và SURGROW là tương quan thuận và thấp được ước tính (0,10 - 0,40). Do đó, chọn lọc tính trạng kháng bệnh không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính trạng tăng trưởng trên giai đoạn cá giống.

Hiệu quả của Saccharomyces cerevisiae trong việc ức chế sản sinh aflatoxin và làm giảm tác hại của aflatoxin ở vịt con

Nguyễn Ngọc Hải, & Le Thi Ngoc Anh
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.4.01.2021
Tóm tắt | PDF (311.5K)

Tóm tắt

Từ các nguồn men bánh mì, đất, trái cây, 27 gốc nấm men Saccharomyces cerevisiae đã được thu nhận thông qua phân lập và định danh bằng kỹ thuật PCR. Định tính khả năn ức chế của các gốc S. cerevisiae phân lập được đối với sự sản sinh aflatoxin từ Aspergillus flavus trên môi trường nước cốt dừa. Kết quả ghi nhận phương pháp định tính trên môi trường nước cốt dừa có thể sử dụng làm phương pháp sàng lọc sơ bộ chủng S. cerevisiae có tác động ức chế đối với nấm mốc A. flavus sinh aflatoxin. Trên môi trường bắp xay, với tỷ lệ 104 bào tử nấm mốc A. flavus sinh aflatoxin và 108 tế bào nấm men S. cerevisiae/g bắp cho thấy S. cerevisiae có khả năng làm giảm lượng aflatoxin do A. flavus sinh ra trong bắp.  Trong thử nghiệm trên vịt con 1 ngày tuổi, với thức ăn hỗn hợp được gây nhiễm 300 ppb aflatoxin và được trộn với 108 tế bào S. cerevisiae/kg thức ăn, đã làm giảm rõ rệt tác động của aflatoxin lên gan và thận của vịt con.

Nghiên cứu động học phóng thích của tinh dầu chanh từ hạt vi bọc bằng phương pháp ion-gel

Trương Vĩnh, Nguyễn Thành Phương, Phạm Thị Cẩm Nhung & Nguyễn Thanh Phương
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.8.01.2021
Tóm tắt | PDF (2.4M)

Tóm tắt

Hạt Ca-Alginate vi bọc tinh dầu chanh bằng phương pháp ion-gel được thực hiện và sau đó ngâm trong dịch Chitosan để có hạt Ca-Alginate-Chitosan. Nồng độ CaCl2 tăng làm giảm sự phóng thích tinh dầu chanh. Nồng độ alginate (2 - 3%) và nhiệt độ nước ngâm ảnh hưởng đến sự phóng thích tinh dầu chanh (P < 0,05). Ở nhiệt độ càng cao, tốc độ phóng thích càng lớn. Độ phóng thích tinh dầu ở nhiệt độ 75oC cao hơn hai lần ở nhiệt độ 45oC. Ở nhiệt độ 45oC, sự khác biệt tốc độ phóng thích giữa 3 nồng độ alginate 2%; 2,5% và 3% rõ ràng và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tuy nhiên, ở nhiệt độ 60oC và 75oC, không có sự khác biệt về độ phóng thích giữa nồng độ alginate 2,5% và 3% (P > 0,05). Trong quá trình bảo quản hạt vi bọc trong môi trường CaCl2 1% ở nhiệt độ thường, sau thời gian 15 ngày đầu hệ Ca-Alginate-Chitosan phóng thích chậm hơn hệ Ca-Alginate khoảng 3\% nhưng không khác biệt giữa hai hệ sau 45 ngày. Điều này cho thấy nếu kéo dài thời gian lâu thì liên kết Ca-Alginate chiếm ưu thế so với liên kết Alginate-Chitosan.

Đánh giá khả năng phối hợp chung của các dòng cà chua bi thế hệ S4 và sự sinh trưởng của các dòng thế hệ S5

Trần Văn Lâm, Hoàng Đắc Hiệt, Tô Thị Thùy Trinh, Huỳnh Quang Tuấn, Thái Thị Bích & Võ Thái Dân
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.3.01.2021
Tóm tắt | PDF (2.4M)

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định các dòng cà chua bi phù hợp để làm vật liệu sản xuất giống lai. Thí nghiệm được bố trí tuần tự không lặp lại. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp chung của 25 dòng cà chua bi thế hệ S4 đã xác định được 10 dòng là D3.4; D10.4; D11.4; D12.4; D14.4; D15.4; D17.4; D19.4; D21.4 và D25.4 có khả năng kết hợp chung cao về năng suất thực thu. Kết quả khảo sát 10 dòng cà chua bi S5 có năng suất thực thu 41,49 - 50,57 tấn/ha, khi chín vỏ quả có màu đỏ đẹp, độ Brix cao, đạt từ 6,9 - 8,1%, chống chịu khá với bệnh mốc sương do Phytophthora infestans. Đây là nguồn vật liệu phù hợp để sản xuất giống cà chua bi F1

Ảnh hưởng của xử lý KCl trước khi gieo hạt đến năng suất và phẩm chất của hai giống lạc L12 và L18

Lê Văn Trọng & Vũ Thị Thanh Hiền
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.1.01.2021
Tóm tắt | PDF (350.2K)

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 0,05% KCl đến năng suất và chất lượng của hai giống lạc L12 và L18 trồng tại Thanh Hóa. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố (giống và hóa chất). Sau khi lựa chọn cẩn thận, hạt giống L12 và L18 được chia thành hai phần. Phần 1 được xử lý bằng nước cất làm đối chứng và phần 2 được xử lý bằng 0,05% KCl. Kết quả cho thấy xử lý hạt giống trước khi gieo bằng 0,05% KCl đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cả L12 và L18 so với đối chứng, trong đó năng suất của L18 ở cả hai công thức lần lượt đạt 37,37 tạ/ha và 39,54 tạ/ha cao hơn giống L12 lần lượt đạt 35,77 tạ/ha và 36,40 tạ/ha. Xử lý hạt trước khi gieo bằng 0,05% KCl cũng làm tăng phẩm chất của hạt lạc như hàm lượng tinh bột, đường khử, lipit, chỉ số xà phòng hóa, protein, vitamin B, axit amin tổng số và hàm lượng một số nguyên tố khoáng như N, K, Ca, Mg. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học quan trọng của việc xử lý hạt giống trước khi gieo bằng KCl đối với cây lạc nhằm tăng năng suất và phẩm chất.

Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến sinh trưởng và năng suất tinh dầu của cây sả Java (Cymbopogon winterianus Jawitt) tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Thị Hồng Thuận, Hoàng Anh Tuyên, Phan Thị Lan Anh & Nguyễn Phạm Hồng Lan
Bản điện tử: 26 Feb 2021 | DOI: 10.52997/jad.2.01.2021
Tóm tắt | PDF (2.4M)

Tóm tắt

Cây sả Java được trồng phổ biến ở Việt Nam để sử dụng cho công nghiệp và dược liệu. Hiện nay, việc áp dụng phân bón đặc biệt là phân đạm, là một trong những biện pháp kĩ thuật để tăng sản lượng sả nguyên liệu. Một thí nghiệm đơn yếu tố đã được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại để xác định được liều lượng phân đạm bón thích hợp cho sinh trưởng, năng suất lá và năng suất tinh dầu sả Java. Sáu nghiệm thức gồm 90, 120, 150, 180, 210, 240 kg N/ha với nghiệm thức bón 90 kg N/ha làm đối chứng. Nền phân chung cho các nghiệm thức (tính trên 1 ha) là 20 tấn phân bò ủ hoai, 60 kg P2O5 và 60 kg K2O. Khi bón 120 kg N/ha cho cây sả Java đạt kết quả vượt trội về chiều cao cây (97,0 cm/cây), số lá (197,1 lá/cây), khối lượng lá trung bình 1 cây (198,7 g/cây), năng suất lá thực thu (9,4 tấn/ha/2 đợt thu hoạch), hàm lượng tinh dầu (1,0% FW) và năng suất tinh dầu thực thu (97,8 kg/ha/2 đợt thu hoạch).