Hoàng Đắc Hiệt * , Nguyễn Thị Bích Phượng , Tô Thị Thùy Trinh , Trần Văn Lâm , Lê Thị Thu Mận , Huỳnh Quang Tuấn , Thái Thị Bích & Võ Thái Dân

* Correspondence: Hoàng Đắc Hiệt (email: hoanghiet.ahrd@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá khả năng kết hợp chung của 15 dòng dưa leo I5 đã được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định dòng bố mẹ phục vụ công tác tạo giống dưa leo lai F1. Vật liệu thí nghiệm gồm có 15 dòng dưa leo thế hệ I5 làm mẹ (L3, L9, L21, L22, L28, L32, L33, L36, L39, L61, L63, L69, L71, L74 và L78) và 2 dòng thử tester T1 và T2 (T1 là giống TN 456 của Công ty Trang Nông nhập khẩu từ Thái Lan và T2 là giống Cuct 1450 của Công ty Chia Tai - Thái Lan), tạo thành 30 tổ hợp lai bằng phương pháp lai đỉnh. Kết quả chọn được 7 dòng gồm L3, L9, L21, L28, L33, L61 và L71 có khả năng kết hợp chung cao với cả 2 dòng tester T1 và T2 về năng suất với chỉ số KNKHC từ + (0,8) đến + (9,4). Đánh giá 30 tổ hợp lai về các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất chọn được 2 tổ hợp lai với năng suất cao có ý nghĩa khác biệt so với các tổ hợp lai khác là L28/T1 và L71/T2 có năng suất lần lượt là 43,1 tấn/ha và 41,3 tấn/ha.

Từ khóa: Cây dưa leo, Cucumis sativus L., Khả năng kết hợp chung, Năng suất

Article Details

Tài liệu tham khảo

AHRD (High-tech Agricultural Reasearch and Development Center). (2016). The Process of bitter gourd (Momordica charantia L.) cultivation. Ho Chi Minh City, Vietnam: AHRD.

AHRD (High-tech Agricultural Reasearch and Development Center). (2015). Growing plants in substratesin a net house. Ho Chi Minh City, Vietnam: AHRD.

FAOSTAT (Food and Agriculture Organization Corporate Statistical Database). (2020). Crops data. Retrieved August 10, 2020, from http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC.

Hoang, H. D., Nguyen, P. T. B., To, T. T. T., Tran, L. V., Le, M. T. T., Huynh, T. Q., & Thai, B. T., (2019). Selection of source materials and cucumber varieties (Cucumis sativus L.) suitable to the Southeast region of Vietnam (3rd year). Ho Chi Minh City, Vietnam: Research and Development Center for Hi-tech Agriculture.

Hoang, T. P., & Truong, T. B. P. (2008). Genetic basis of plant breeding. Hue, Vietnam: Hue University Publishing House.

Kumari, R., & Kumar, S. (2017). Combining ability studies for yield and yield contributing traitsin F1 and F2 generations of cucumber (Cucumis sativus L.). Indian Journal of Ecology 44(6), 852-855.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2012). QCVN 01-87:2012/BNNPTNT dated on June 19, 2012. National technical regulation on testing for value of cultivation and use of cucumber varieties. Retrieved February 04, 2021, from https://vdocuments.net/qcvn-01-87-2012-bnnptntdoc.html.

Ngo, H. T. (2011). Selection of source materials and cucumber varieties (Cucumis sativus L.) for processing (Unpublished doctoral dissertation). Hanoi University of Agriculture, Ha Noi, Vietnam.

Phan, K. T. (2006). Plant breeding curriculum. Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Tatlioglu, T. (1993). Cucumber: Cucumis sativus L. In Kalloo, G., & Bergh, B. O. (Eds). Genetic improvement of vegetable crops (197-234). Oxford, UK: Pergamon. https://doi.org/10.1016/B978-0-08-040826-2.50017-5

Tran, C. K., Le, S. T., Nguyen, V. N., Huynh, L. T. P., Duong, T. K., Pham, L. M., Dao, T. X., & Nguyen, C. M. (2012). Results on breeding of tomato, cucumber, okra and eggplant. VAAS 2012 First National Conference on Plant Science (499-506). Hanoi: Vietnam Academy of Agricultural Sciences.