Nguyễn Thị Thanh Duyên * , Nguyễn Châu Niên , Dương Tấn Thành & Nguyễn Thị Mỵ

* Correspondence: Nguyễn Thị Thanh Duyên (email: ntthanhduyen@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Bệnh khảm lá sắn (CMD) là một trong những bệnh nguy hiểm đã gây thiệt hại nặng nề về năng suất và hàm lượng tinh bột sắn. Nhân giống in vitro từ nguồn giống sắn sạch bệnh là phương pháp tối ưu nhằm sản xuất ra cây giống sạch bệnh khảm lá. Trong nghiên cứu này, Natri hypoclorit (NaOCl), các loại môi trường nuôi cấy (MS, ½ MS và Knudson C) và chất điều hoà sinh trưởng (BA: Benzyl adenine, NAA: Naphthalene acetic acid, GA: Gibberellin) đã được sử dụng để xác định được nồng độ và thời gian phù hợp cho quá trình vào mẫu, nhân chồi và tạo rễ giống sắn KM140. Các chỉ tiêu về tỷ lệ mẫu sống, mẫu nhiễm, mẫu chết, số chồi, chiều cao chồi, số rễ và chiều dài rễ của cây sắn in vitro đã được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khử trùng mẫu ở nồng độ 8% NaOCl và thời gian 5 phút đã cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất (71,7%) ở 14 ngày sau cấy và mẫu sắn KM140 được cấy vào môi trường MS có bổ sung 1 mg/L BA cho số chồi (2,3 chồi), chiều cao chồi (10,3 mm) và số lá (4,2 lá/chồi) cao nhất ở thời điểm 50 ngày sau cấy. Môi trường MS bổ sung 0,07 mg/L NAA và 0,03 mg/L GA thích hợp cho việc ra rễ của cây sắn (19,8 rễ/cây tại 60 ngày sau cấy). Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để hoàn thiện quy trình nhân giống sắn KM140 sạch bệnh theo phương pháp in vitro.

Từ khóa: Giống sắn KM140, in vitro, Kích thích tăng trưởng, Môi trường nuôi cấy

Article Details

Tài liệu tham khảo

Abdoulaye, F. A. Y. E., Sagna, M., Kane, P. D., & Djibril, S. A. N. E. (2015). Effects of different hormones on organogenesis in vitro of some varieties of cassava (Manihot esculenta Crantz) grown in Senegal. African Journal of Plant Science 9(8), 305-312. https://doi.org/10.5897/AJPS2014.1243.

Alla, N. A. A., Ragab, M. E., El-Miniawy, S. E. M., & Taha, H. S. (2013). In vitro studies on cassava plant micropropagation of cassava (Manihot esculenta Crantz). Journal of Applied Sciences Research 9(1), 811-820.

Escobar, R. H., Restrepo, J., Tohme, J., & Roca, W. M. (2013). Use of tissue culture in cassava for rural households in Colombia. In: Ruane, J., Dargie, J. D., Mba, C., Boettcher, P., Makkar, H. P. S., Bartley, D. M., & Sonnino, A. (Eds). Biotechnologies at work for smallholders: Case studies from developing countries in crops, livestock and fish (1st ed., 56-62). Rome, Italy: Food and Agriculture Organization of the United Nations.

Fletcher, E. K., Amoako, T. N., & Twumasi, P. (2011). Effect of 2, 4-D, explants type and cultivar on the callogenesis expression of cassava (Manihot esculenta Crantz) in Ghana. African Journal of Biotechnology 10(46), 9396-9401. https://doi.org/10.5897/AJB10.2115.

Hamill, S. D. (2014). Processes, costs and traits of plants produced in tissue culture must be considered to develop effective crop production systems. In Lambardi, M., Hamill, S. and Drew, R. (Eds.), XXIX International Horticultural Congress on Horticulture: Sustaining Lives, Livelihoods and Landscapes (IHC2014): 1113 (85-92). Brisbane, Australia: ISHS. https://doi.org/10.17660/ActaHortic.2016.1113.12.

Hy, N. H., Reinhardt, H., Nhan, P. T., & Buu, B. C. (2020). Cassava science. Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Mapayi, E. F., Ojo, D. K., Oduwaye, O. A., & Porbeni, J. B. O. (2013). Optimization of in-vitro propagation of cassava (Manihot esculenta Crantz) genotypes. Journal of Agricultural Science 5(3), 261. https://doi.org/10.5539/jas.v5n3p261.

Maruthi, M. N., Whitfield, E. C., Otti, G., Tumwegamire, S., Kanju, E., Legg, J. P., Mkamilo, G., Kawuki, R., Benesi, I., Zacarias, A., & Munga, T. (2019). A method for generating virus-free cassava plants to combat viral disease epidemics in Africa. Physiological and Molecular Plant Pathology 105, 77-87. https://doi.org/10.1016/j.pmpp.2018.09.002.

Minh T. V. (2005). Plant cell technology (1st ed.). Ha Noi, Vietnam: Vietnam Academy of Science and Technology.
Muimba-Kankolongo, A., Chalwe, A., Sisupo, P., & Kang, M. S. (1997). Distribution, prevalence and outlook for
control of cassava mosaic disease in Zambia. Roots 4(1), 2-7.

Noh, S. A., Lee, H. S., Huh, E. J., Huh, G. H., Paek, K. H., Shin, J. S., & Bae, J. M. (2010). SRD1 is involved in the auxin-mediated initial thickening growth of storage root by enhancing proliferation of metaxylem and cambium cells in sweet potato (Ipomoea batatas). Journal of Experimental Botany 61(5), 1337-1349. https://doi.org/10.1093/jxb/erp399.

Sessou, A. F., Kahia, J. W., Houngue, J. A., Ateka, E. M., Dadjo, C., & Ahanhanzo, C. (2020). In vitro propagation of three mosaic disease resistant cassava cultivars. BMC Biotechnology 20(1), 1-13. https://doi.org/10.1186/s12896-020-00645-8.

Thresh, J. M., Otim-Nape, G. W., Legg, J. P., & Fargette, D. (1997). Africa cassava mosaic disease: What is the magnitude of the problem. In Thro, R. M. and Akoroda, M. P.(Eds), Proceedings of The Cassava Biotechnology Network Third International Scientific Meeting. Ibadan, Nigeria: International Society for Tropical Root Crops - Africa Branch (ISTRC-AB).

Uke, A., Hoat, T. X., Quan, M. V., Liem, N. V., Ugaki, M., & Natsuaki, K. T. (2018). First report of Sri Lankan cassava mosaic virus infecting cassava in Vietnam. Plant Disease 102(12), 2669. https://doi.org/10.1094/PDIS-05-18-0805-PDN.