Nguyễn Thị Quỳnh Hoa , Hồ Văn Quân , Đặng Văn Minh , Nguyễn Quang Vinh & Nguyễn Thị Thương *

* Correspondence: Nguyễn Thị Thương (email: thuong.nguyenthi@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tình trạng bệnh lý bàng quang trên mèo tại TP. Hồ Chí Minh và khảo sát các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên mèo mắc các bệnh lý bàng quang. Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Tổng số 164 ca có triệu chứng bệnh lý trên bàng quang khảo sát tại 3 Bệnh viện Thú y. Kết quả cho thấy tình trạng bệnh lý bàng quang trên mèo có tỉ lệ cao trên mèo đực 81,71% (mèo cái 19,29%), giống nội 63,41% (giống ngoại 35,59%), mèo đã triệt sản 64,02% (mèo chưa triệt sản 35,98%), chế độ ăn chỉ cho ăn thức ăn công nghiệp 61,59% (chế độ ăn hỗn hợp 38,41%) và nuôi thả rong 54,88% (nuôi nhốt 45,12%). Tỉ lệ mèo mắc bệnh theo các nhóm tuổi (< 2 tuổi, 2-5 tuổi, > 5 tuổi) ở các chỉ tiêu khảo sát triệt sản, áp dụng phương pháp điều trị can thiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Phương pháp chẩn đoán X-quang hiệu quả trong các bệnh lý bàng quang. Các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu đặc trưng liên quan trên mèo mắc các bệnh lý bàng quang gồm tăng chỉ số bạch cầu (29,06 K/µL), tăng tế bào bạch cầu đơn nhân (4,62 K/µL), tăng hemoglobin (27,86 g/dL), giảm tiểu cầu (36,16 K/µL), tăng aspartate transaminase (73,42 U/L), tăng creatinine (298,53 µmol/L), tăng ure nitrogen máu (20,57 µmol/L). Đây là các chỉ tiêu góp phần quan trọng trong đánh giá tình trạng suy giảm chức năng gan, thận trong bệnh lý bàng quang trên mèo.

Từ khóa: Bệnh lý bàng quang, Mèo, TP. Hồ Chí Minh, Xét nghiệm máu

Article Details

Tài liệu tham khảo

Alves, A. E., Ribeiro, A. P. C., Filippo, P. A., Apparicio, M. F., Motheo, T. F., Mostachio, G. Q., Vicente, W. R. R., & Moore, A. H. (2009). Evaluation of creatine kinase (CK) and aspartate aminotransferase (AST) activities after laparoscopic or conventional ovariectomy in queens. Schweiz Arch Tierheilkd 151(5), 223-227. https://doi.org/10.1024/0036-281.151.5.223.

Jones, E., Alawneh, J., Thompson, M., & Allavena, R. (2021). Association between case signalment and disease diagnosis in urinary bladder disease in Australian cats and dogs. Journal of Veterinary Diagnostic Investigation 33(3), 498-505. https://doi.org/10.1177/10406387211004008.

Gregory, G. F. (2015). Feline struvite and calcium oxalate urolithiasis. Today’s Veterinary Practice 5(5), 14-20.

Ho, T. K., & Nguyen, V. T. H. L. (2021). Investigation of stone in the urinary system in cats at veterinary clinics in Ho Chi Minh City. Journal of Veterinary Science and Technology 28(8), 22-26.

Nguyen, B. T., & Nguyen, M. (2003). Urinary pathology. Ha Noi, Vietnam: Medical Publishing House.

Lew-Kojrys, S., Mikulska-Skupien, E., Snarska, A., Krystkiewicz, W., & Pomianowski, A. (2017). Evaluation of clinical signs and causes of lower urinary tract disease in Polish cats. Veterinary Medicine Journal 62, 386-393. https://doi.org/10.17221/170/2016-VETMED.

Tran, N. (2015). Six problems of health often coccured in cats. Journal of Veterinary Science and Technology 22(4), 99-100.

Pusoonthornthum, R., Pusoonthornthum, P., & Osborne, C. A. (2012). Risk factors for feline fower urinary tract diseases in Thailand. The Thai Journal of Veterinary Medicine 42(4), 517-522.

Vu, K. C. (2014). Urinary incontinence in small animals. Journal of Veterinary Science and Technology 21(8), 87-89.

Vu, K. C. (2012). Treatment of urinary stone used by internal medicince. Journal of Veterinary Science and Technology 19(4), 89-91.

Vu, N. Q. (2013). Clinical diagnosis of pathology in dogs and cats. Journal of Veterinary Science and Technology 20(8), 79-93.

Wyss, M., & Kaddurah-Daouk, R. (2000). Creatine and creatinine metabolism. Physiological Reviews 80(3), 1107-213. https://doi:10.1152/physrev.2000.80.3.1107.