Tôn Trang Ánh * , Tô Thị Nhã Trầm , Biện Thị Lan Thanh , Nguyễn Vũ Phong & Lê Đình Đôn

* Correspondence: Tôn Trang Ánh (email: tontranganh@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, ngành sản xuất hồ tiêu trong nước đang đứng trước nhiều thách thức do thiên tai, sâu bệnh. Trong đó, bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici là bệnh gây thiệt hại nặng cho ngành trồng tiêu. Tại nhiều vùng chuyên canh hồ tiêu, bệnh lây lan nhanh, thường tạo thành ổ dịch, làm giảm đáng kể diện tích canh tác và khó tái canh hồ tiêu trên nền đất cũ. Từ 100 mẫu rễ, thân và lá cây hồ tiêu có biểu hiện bệnh chết nhanh và đất xung quanh cây bệnh, đã phân lập được 08 dòng P. capsici. Tất cả các dòng P. capsici phân lập đều có khả năng gây bệnh chết nhanh trên lá hồ tiêu sau hai ngày lây nhiễm trong điều kiện thí nghiệm. Trong đó, ba dòng thể hiện độc tính gây bệnh mạnh nhất so với các dòng còn lại là BR-L1, ĐN-Đ1 và ĐN-Đ2. Khả năng chống chịu bệnh do P. capsici của các giống hồ tiêu được trồng phổ biến tại Việt Nam gồm Vĩnh Linh, Sẻ, Xanh, Trâu và Kuching được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Kết quả, giống tiêu Trâu có khả năng chống chịu P. capsici tốt nhất thể hiện qua tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn (P < 0,01) các giống tiêu còn lại, cụ thể tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh lần lượt là 74,1% và 73,7% sau 6 ngày lây nhiễm trong phòng thí nghiệm và 17,3% và 15,8% sau 12 ngày lây nhiễm trong nhà lưới.

Từ khóa: Chống chịu, Hồ tiêu, Lây nhiễm, Phytophthora capsici

Article Details

Tài liệu tham khảo

Anandaraj, M. (2000). Diseases of black pepper. In Ravindran, P. N. (Ed.). Black pepper (Piper nigrum) (239-267). Amsterdam, The Netherlands: Harwood Academic Publishers.

Anandaraj, M., & Sarma, Y. R. (1995). Diseases of black pepper (Piper nigrum L.) and their management. Journal of Spices Aromatic Crops 4(1), 17-23.

Bui, T. C., & Le, D. D. (2013). Pepper plant, diseases and preventive methods. Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Ho, H. H., Anm, P. J., & Chang, H. S. (1995). The genus Phytophthora in Taiwan. Academia Sinica, Taipei, Taiwan: Institute of Botany.

Le, L. Q., Nguyen, U. H. P., & Phan, G. H. (2014). Study on the antifungal effect of silver nano particlechitosan prepared by irradiation method on Phytophthora capsici causing the blight disease on pepper plant. Academia Journal of Biology 36(1se), 152-157. https://doi.org/10.15625/0866-7160/v36n1se.4387

Nazeem, P. A., Achuthan, C. R., Babu, T. D., Parab, G. V., Girija, D., Keshavachandran, R., & Samiyappan, R. (2008). Expression of pathogenesis related proteins in black pepper (Piper nigrum L.) in relation to Phytophthora foot rot disease. Journal of Tropical Agriculture 46(1-2), 45-51.

Nguyen, T. V. (2008). Baiting and monitoring propagules of pathogen causing Phytophthora foot rot of black pepper in soil. Journal of Plant Protection 4, 13-26.

Sitepu, D., & Mustika, I. (2000). Disease of black pepper and their management in Indonesia. In Ravindran, P.N. (Ed.). Black pepper (Piper nigrum) (297-299). Amsterdam, The Netherlands: Harwood Academic Publishers.

Ton, A. T., Ton, L. B., Nguyen, V. P., Bien T. T. L., To, T. T. N., & Le, D. D. (2018). Expression of proteins related to Phytophthora capsici tolerance in black pepper (Piper nigrum L.). International Journal of Agriculture Innovations and Research 6(4), 2319-1473.

Zhijun, L., Weiping, L., Jinrong, Z., & Lei, J. (2007). Isolation and identification of Phytophthora capsici in Guangdong province and measurement of their pathogenicity and physiological race differentiation. Frontiers of Agriculture in China 1(4), 377-381. https://doi.org/10.1007/s11703-007-0063-2