Bùi Đoàn Phượng Linh * , Huỳnh Thanh Hùng , Nguyễn Ngọc Hà & Lê Quang Luân

* Correspondence: Bùi Đoàn Phượng Linh (email: plinhdl2@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Sự kết hợp giữa khả năng phóng thích chất dinh dưỡng chậm với hoạt động của vi sinh vật trong một sản phẩm phân bón là một giải pháp góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón và hạn chế tác động của phân bón tới môi trường. Nghiên cứu nhằm xác định các thông số tối ưu cho quy trình tạo vi hạt cố định vi khuẩn có kích thước thích hợp và các tính chất cơ học của màng polyvinyl alcohol (PVA) và chitosan có chứa và không chứa các vi hạt cố định vi khuẩn phân giải lân nhằm tạo màng polymer trong sản xuất phân bón tan chậm kết hợp vi sinh vật. Kết quả cho thấy natri alginate có khối lượng phân tử 100 kDa ở nồng độ 1\% và calcium clorua 1% là thích hợp nhất để tạo vi hạt cố định vi khuẩn. Hoạt tính phân giải lân của vi khuẩn cố định trong vi hạt calcium alginate, cố định trong màng PVA và màng chitosan cũng được khảo sát với kết quả sau 72 giờ lần lượt là 84,2%, 82,2% và 52,9% so với vi khuẩn tự do. Đặc tính cơ lý của màng PVA có chứa vi hạt cố định vi khuẩn và không chứa vi hạt cố định vi khuẩn với các thông số modulus, độ giãn dài và độ bền lần lượt là 0,122 GPa, 115,1%, 17,65 MPa và 0,022 GPa, 220,8%, 18,70 MPa. Đặc tính cơ lý của màng chitosan có chứa vi hạt cố định vi khuẩn và không chứa vi hạt cố định vi khuẩn có thông số modulus, độ giãn dài và độ bền lần lượt là 0,6 MPa, 7,6%, 0,66 MPa và 0,842 GPa, 32,4%, 3,52 MPa.

Từ khóa: Chitosan, Cố định vi khuẩn, Phân bón tan chậm, Polyvinyl alcolhol

Article Details

Tài liệu tham khảo

Azeem, B., KuShaari, K., Man, Z. B., Basit, A., & Thanh, T. H. (2014). Review on materials & methods to produce controlled release coated urea fertilizer. Journal of Controlled Release 181, 11-21. https://doi.org/10.1016/j.jconrel.2014.02.020

Kourkoutas, Y., Bekatorou, A., Banat, I. M., Marchant, R., & Koutinas, A. A. (2004). Immobilization technologies and support materials suitable in alcohol beverages production: a review. Food Microbiology 21(4), 377-397. https://doi.org/10.1016/j.fm.2003.10.005

Lubkowski, K. (2014). Coating fertilizer granules with biodegradable materials for controlled fertilizer release. Environmental Engineering & Management Journal (EEMJ) 13(10), 2573-2581.

Naz M. Y., & Sulaiman S. A. (2016). Slow release coating remedy for nitrogen loss from conventional urea: a review. Journal of Controlled Release 225, 109-120. https://doi.org/10.1016/j.jconrel.2016.01.037

Nguyen, T. T. T. (2013). Research on synthesis of biodegradable polymers based on polyvinyl alcohol and natural polysaccharides (Unpublished doctoral dissertation). Vietnam Academy of Science and Technology, Ha Noi, Vietnam.

Perin, L., Martinez-Aguilar, L., Paredes-Valdez, G., Baldani, J. I., Estrada-De Los Santos, P., Reis, V. M., & Caballero-Mellado, J. (2006). Burkholderia silvatlantica sp. nov., a diazotrophic bacterium associated with sugar cane and maize. International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology 56(8), 1931-1937.

Shaviv, A. (2001). Advances in controlled-release fertilizers. Advances in agronomy 71, 1-49. https://doi.org/10.1016/S0065-2113(01)71011-5

Trenkel, M. E. (2010). Slow-and controlled-release and stabilized fertilizers: An option for enhancing nutrient use efficiency in Agriculture. Paris, France: IFA. International Fertilizer Industry Association.