Nguyễn Thị Ngọc Ánh * & Tạ Thị Hiệp

* Correspondence: Nguyễn Thị Ngọc Ánh (email: nguyenthingocanh@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Bài báo mô tả các đặc điểm kinh tế xã hội và nhân khẩu học của các nông hộ, diện tích đất mà họ đang sử dụng và nghề nghiệp của các thành viên hộ tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng để xem xét mức độ tác động của các yếu tố về kinh tế xã hội này đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cơ sở cho việc phân tích này được thu thập bởi tác giả vào năm 2016 với kết quả khảo sát 340 mẫu nông hộ tại hai đơn vị hành chính là xã Dasar và thị trấn Lạc Dương huyện Lạc Dương. Bài báo sử dụng phương pháp hồi quy Probit để đo lường mức độ tác động của các biến độc lập lên xác suất nông hộ có chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Kết quả cho thấy, mặc dù bị hạn chế về diện tích sử dụng và thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định thay đổi mục đích sử dụng đất của người dân, nhưng nông dân vẫn duy trì được các tiềm năng sản xuất khác nhau trên đất của họ. Thực trạng của huyện Lạc Dương có tác động đến những thay đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện tại huyện này hiện vẫn còn là vùng nông thôn chịu sự tác động mạnh từ việc đô thị hóa và có vị trí địa rất gần thành phố Đà Lạt mặc dù đất nông nghiệp còn nhiều. Hiện tại, huyện này chưa cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà chỉ cần áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến: nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, kết hợp du lịch nông nghiệp... là có thể tăng thu nhập bền vững cho các nông hộ. Các kết quả đưa ra ở đây dựa trên khảo sát thực tế và cần có những nghiên cứu thảo luận thêm.

Từ khóa: Loại hình sử dụng đất, Mục đích sử dụng đất, Nông hộ, Yếu tố ảnh hưởng

Article Details

Tài liệu tham khảo

PCLD (People’s Committee of Lac Duong District). (2016). A report of social-economic results at Lac Duong in 2015. Lam Dong, Vietnam: PCLD Office.

Rahman, S. (2016). Impacts of climate change, agroecology and socio-economic factors on agricultural land use diversity in Bangladesh (1948-2008). Land Use Policy 50, 169-178. https://doi.org/10.1016/j.landusepol.2015.09.010

Saunders, M., Lewis, P., & Thornhill, A. (2008). Research Methods for Business Students (5th ed.). Essex, England: Pearson Education.

Veldkamp, A., & Fresco, L. O. (1996). CLUE: a conceptual model to study the conversion of land use and its effects. Ecological Modelling 85(2-3), 253-270. https://doi.org/10.1016/0304-3800(94)00151-0

Verburg, P. H., van Eck, J. R. R., de Nijs, T. C. M., Dijst, M. J., & Schot, P. (2004). Determinants of landuse change patterns in the Netherlands. Environment and Planning B: Planning and Design 31(1), 125-150. https://doi.org/10.1068/b307

Woolridge, M. J. (2017). Introductory Econometrics (5th ed.). Ohio, USA: South-Western.

Xie, Y., Mei, Y., Guangjin, T., & Xuerong, X. (2005). Socio-economic driving forces of arable land conversion: A case study of Wuxian City, China. Global Environmental Change 15(3), 238-252. https://doi.org/10.1016/j.gloenvcha.2005.03.002