Phạm Hữu Nguyên * , Huỳnh Thanh Hùng & Nguyễn Thị Tú Vy

* Correspondence: Phạm Hữu Nguyên (email: phnguyen@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Trong canh tác không đất, giá thể và tần suất tưới dinh dưỡng là hai yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng nói chung và dưa leo nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xác định liều lượng và tần suất tưới dinh dưỡng phù hợp để cây dưa leo canh tác không đất sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao khi trồng trong nhà màng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô sọc (strip-plot design) và 3 lần lặp lại; yếu tố sọc đứng (A) gồm 3 liều lượng dung dịch dinh dưỡng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây (A1: tưới 226 mL/cây/ngày giai đoạn 3 tuần sau trồng (TST), 280 mL/cây/ngày giai đoạn 3 - 5 TST, 236 mL/cây/ngày giai đoạn sau 5 tuần trồng; A2: tưới 339 mL/cây/ngày giai đoạn 3 TST, 420 mL/cây/ngày giai đoạn 3 - 5 TST, 359 mL/cây/ngày giai đoạn sau 5 tuần trồng; A3: tưới 452 mL/cây/ngày giai đoạn 3 TST, 560 mL/cây/ngày giai đoạn 3 - 5 TST, 472 mL/cây/ngày giai đoạn sau 5 tuần trồng); Yếu tố sọc ngang (B) gồm 4 tần suất tưới (B1: 2 lần/ngày, B2: 3 lần/ngày, B3: 4 lần/ngày, B4: 5 lần/ngày). Kết quả cho thấy cây dưa leo được tưới với lượng dung dịch 452 mL/cây/ngày giai đoạn 3 TST, 560 mL/cây/ngày giai đoạn 3 - 5 TST, 472 mL/cây/ngày giai đoạn sau 5 tuần trồng và tần suất tưới 5 lần/ngày có chiều cao cây cao (333,5 cm), có số lá nhiều nhất (40,9 lá/cây), có năng suất thực thu và năng suất thương phẩm cao nhất (12,65 kg/m2 và 12,52 kg/m2), đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (lợi nhuận là 64.275.400 đồng/1.000 m2 và tỷ suất lợi nhuận đạt 1,07).

Từ khóa: Canh tác không đất, Dưa leo, Lượng dung dịch dinh dưỡng, Tần suất tưới dinh dưỡng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Amera, K. H., Sally, M. A., & Jerry, H. L. (2009). Effect of deficit irrigation and fertilization on cucumber. Agronomy Journal 101(6), 1556-1564. https://doi.org/10.2134/agronj2009.0112

Feleafel, M. N., Mirdad, Z. M., & Hassan, A. S. (2014). Effects of NPK fertigation rate and starter fertilizer on the growth and yield of cucumber grown in greenhouse. Journal of Agricultural Science 6(9), 81-92. http://dx.doi.org/10.5539/jas.v6n9p81

Jeff, W. (2005). Hydroponic Indoor Horticulture. London, England: Pukka Press Ltd.

Le, T. A. (2009). Irrigation and Drainage Systems. Can tho, Vietnam: Can Tho University Publishing House.

Mao, X., Liu, M., Wang, X., Liu, C., Hou, Z., & Shi, J. (2003). Effects of deficit irrigation on yield and water use of greenhouse grown cucumber in the North China Plain. Agricultural Water Management 61(3), 219-228. https://doi.org/10.1016/S0378-3774(03)00022-2

Nguyen, N. T. (2016). Effects of variety and planting space on growth and yield of cucumber (Cucumis sativus L.) grown in soilless culture in Ho Chi Minh City (Unpublished bachelor’s thesis). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Pham, C. H., Tran, H. V., & Tran, B. T. (2001). Vegetable farming techniques. Ho Chi Minh, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Tran, T. T. B. (2015). Effects of four nutritional formulas on growth and yield of cucumber (Cucumis sativus L.) grown in soilless culture in Ho Chi Minh city (Unpublished bachelor’s thesis). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.