Nguyễn Trọng Tùng * , Nguyễn Đức Thắng , Hoàng Long , Nguyễn Thị Trúc Mai , Phạm Thị Thỏa , Đàm Thanh Tồn , Hoàng Kim , Tian-Qing Zheng & Zhikang Li

* Correspondence: Nguyễn Trọng Tùng (email: trongtungpy@yahoo.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Đề tài “Tuyển chọn giống lúa siêu xanh (Green Super Rice –GSR) năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên” do Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên chủ trì thực hiện. Nội dung nghiên cứu bao gồm: thí nghiệm cơ bản, thí nghiệm sản xuất, sản xuất thử nghiệm các giống lúa mới được lựa chọn và phát triển thí điểm các kỹ thuật canh tác lúa ở đồng bằng Tuy Hòa. Báo cáo này trình bày phần hai: Kết quả thí nghiệm sản xuất, trình diễn thử nghiệm 2 giống lúa mới được chọn ở Phú Yên. Nghiên cứu được thưc hiện trong 4 vụ liên hoàn (Đông Xuân 2015 - 2016, Hè Thu 2016, Đông Xuân 2016-2017 và Hè Thu 2017) ở vùng đất canh tác thâm canh ở thôn Hòa Mỹ, huyện Phú Hòa, và thôn Hòa Thắng huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Với 4 giống lúa triển vọng (GSR65, GSR90, GSR38 và Nam Ưu 1245) với ML 48 được sử dụng làm đối chứng. Phương pháp khảo nghiệm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-55:2011/BNNPTNT khảo nghiệm giá trị trồng trọt và giá trị sử dụng của giống lúa. Kết quả của bốn khảo nghiệm sản xuất tại hai điểm hai vụ và bốn mô hình trình diễn sản xuất của hai giống lúa mới được lựa chọn tại hai điểm hai vụ kế tiếp.

Hai giống lúa GSR65, GSR90 có năng suất cao, chất lượng tốt, các đặc tính nông học tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (A1), sâu bệnh hại thấp, phù hợp xuất khẩu, và xây dựng thành công mô hình trình diễn trên đồng ruộng của nông dân ở tỉnh Phú Yên. Hai giống lúa GSR65, GSR90 đạt năng suất thực thu bình quân tương ứng là 79,8 và 81,7 tạ/ha vượt 11,92% và 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha; lãi thuần vượt 30,5 - 36,7% so với ML48 đạt 15,50 triệu đồng/ha. Quy trình kỹ thuật canh tác lúa GSR65 và GSR90 đã được xây dựng.

Từ khóa: Chọn giống lúa, Lúa siêu xanh, Phú Yên, Thích ứng với biến đổi khí hậu, Vùng thâm canh

Article Details

Tài liệu tham khảo

Dang, M. V., Tran, L. T., Hoang, L., & Hoang, K. (2015). Selection of salinity-tolerant rice varieties for adaptation to climate change in Phu Yen. Journal of Agriculture and Rural Development 2, 52-59.

Hoang, L., Li, Z. K., Zheng, T. Q., Hoang, K., Pham, N.T., Tran, L. T., Nguyen, T. T., Nguyen, P. T., & Le, H. H. (2015). Result of Green Super Rice (GSR) Breeding adaptation to climate change in Vietnam. Conference of Young Scientists hosted by IAS. Ho Chi Minh City, Vietnam: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam (IAS).

IRRI (International Rice Research Institute). (2016). Breeding for better rice varieties GSR project updates in Asia and East and Southern Africa. Los Ba ̃nos, Philippines: Offices in Asia & Africa. Retrieved August 1, 2016, from http://books.irri.org/GSR-flyer.pdf.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2011). National technical regulations on cultivation and use values of rice varieties. Ha Noi, Vietnam: Office of Ministry of Agriculture and Rural Development.

Statistics Office. (2017). Local area and productivity of rice in Phu Yen (Statistical Yearbook 2016). Phu Yen, Vietnam: Statistical Publishing House.

Zhang, Q. (2007). Strategies for developping green super rice. Proceedings of the National Academy of Sciences 104(42), 16402-16409. https://doi.org/10.1073/pnas.0708013104