Ảnh hưởng của loại và tỷ lệ vật liệu phối trộn, nồng độ chế phẩm effective microorganisms đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê
Main Article Content
Tóm tắt
Sử dụng vỏ cà phê để ủ hiếu khí thành phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma hiện đang phổ biến ở Tây Nguyên, nhưng với thời gian ủ từ 3 đến 6 tháng và tốn nhiều công đảo trộn. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra được loại, tỷ lệ vật liệu phối trộn và nồng độ Chế phẩm effective microorganisms (EM) thích hợp đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê để rút ngắn thời gian ủ là cần thiết. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm đều là các thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 1 với yếu tố A là loại vật liệu phối trộn với vỏ cà phê (A1: Phân chuồng (phân bò); A2: Rơm tươi; A3: Phế phẩm rau) và yếu tố B là tỉ lệ vật liệu phối trộn (B1: 0% (đối chứng); B2: 20%; B3: 30%). Thí nghiệm 2 với yếu tố A là loại vật liệu phối trộn, được phối trộn với tỉ lệ 30% (A1: không dùng vật liệu phối trộn (đối chứng); A2: rơm rạ tươi; A3: phân bò) và yếu tố B là nồng độ chế phẩm EM (B1: 0 mL/L (đối chứng: nước lã); B2: 10 mL/L; B3: 20 mL/L). Kết quả cho thấy 70% vỏ cà phê phối trộn với 30% phân bò kết hợp EM (20 mL/L) cho hàm lượng đạm tổng số trong sản phẩm compost cao nhất là 1,82%, tỉ lệ C/N là 22,68 với thời gian ủ rút ngắn chỉ còn 60 ngày.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Gia Lai DARD (Department of Agriculture and Rural Development of Gia Lai). (2015). Report on the implementation situation of agriculture and rural development in 2013 and planning for social-economic development in 2015. Gia Lai, Vietnam: DARD Office.
Le, P. X. (2006). Environmental microbiology. Ha Noi, Vietnam: Vietnam National University Press, Ha Noi.
Lee, J., Song, J., & Hwang, S. (2009). Effects of acid pretreatment on bio hydrogen production and microbial communities during dark fermentation. Bioresource Technology 100(3), 1491-1493. https://doi.org/10.1016/j.biortech.2008.08.019
Liu, C., Yuan, X., Zeng, G., Li, W., & Li, J. (2008). Prediction of methane yield at optimum pH for anaerobic digestion of organic fraction of municipal solid waste. Bioresource Technology 99(4), 882-888. https://doi.org/10.1016/j.biortech.2007.01.013
Nguyen, H. T. (2009). Evaluation of the effectiveness of co-composting of coconut coir with Bio-F in tomato. Hue University of Agriculture and Forestry, Hue, Vietnam.
Pham, C. V. (2006). Project: Improving technology for producing organic fertilizer from coffee byproducts (Final report of science and test production techniques). Retrieved May 3, 2006, from Ministry of Science and Technology.
Vo, L. D. (2012). Organic fertilizer production technology (Unpublished master’s thesis). Industrial University of Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam