Nguyễn Hữu Thịnh * & Truyện Nhã Định Huệ

* Correspondence: Nguyễn Hữu Thịnh (email: nhthinh@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu hiệu quả của florfenicol trong kiểm soát tỷ lệ chết do Flavobacterium columnare được thực hiện trên cá rô phi. Chủng F. columnare T3-8/10 sử dụng cảm nhiễm cá với liều gây chết LD50 cá rô phi thí nghiệm (14 - 16 g/cá) bằng phương pháp tắm là 4,8 × 104 CFU/mL và nhạy cảm với florfenicol. Thí nghiệm kiểm soát bệnh do F. columnare trên cá (18 – 20 g/cá) có bốn nghiệm thức gồm đối chứng âm ĐC(-) không gây nhiễm; đối chứng dương ĐC(+), NT10 và NT15 gây nhiễm với liều LD50. Ngay sau khi gây nhiễm, cá ở ĐC(+), NT10 và NT15 được cấp florfenicol với liều tương ứng 0, 10 và 15 mg/kg thể trọng cá/ngày trong 10 ngày qua việc cho cá ăn thức ăn trộn sẵn kháng sinh. Tỷ lệ cá chết sau 14 ngày gây nhiễm ở ĐC(+) lên đến 54,0 ± 5,47% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ chết ở ĐC(-), NT10 và NT15 lần lượt là 0,0, 3,0 ± 4,72 và 2,60 ± 2,51% (P < 0,05). Cá ở NT10 và NT15 được thu mẫu kiểm tra dư lượng florfenicol trong cơ thịt vào các ngày 1, 16, 20 và 24 sau khi ngưng cấp florfenicol. Dư lượng florfenicol trong cơ thịt cá ở tất cả các thời điểm thu mẫu đều thấp hơn rất nhiều so với mức 1000 ppb quy định bởi Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

Từ khóa: Cá rô phi, Flavobacterium columnare, Florfenicol

Article Details

Tài liệu tham khảo

Darwish, M. A., Bebak, J. A., & Schrader, K. K. (2012). Assessment of Aquaflor ®, copper sulphate and potassium permanganate for control of Aeromonas hydrophila and Flavobacterium columnare infection in sunshine bass. Morone chrysops female x Morone saxatilis male. Journal of Fish Diseases 35(9), 637-647. https://doi.org/10.1111/j.1365-2761.2012.01393.x

Edward, J. N. (2000). Fish disease diagnosis and treatment (2th ed., 272-273). Iowa, USA: Wiley and Blackwell.

Esteban S., Richard G. E., & John P. H. (2010). In vitro and in vivo efficacy of florfenicol for treatment of Francisella asiatica infection in tilapia. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 54(11), 4664-4670. https://doi.org/10.1128/AAC.00206-10

Figueido, H. C. P., Klesius, P. H., Arias, C. R., Evans, J., Shoemaker, C. A., & Pereira Jr, D. J. (2005). Isolation and characterization of strains of Flavobacterium columnare from Brazil. Journal of Fish Diseases 28(4), 199-204. https://doi.org/10.1111/j.1365-2761.2005.00616.x

Gaunt, P. S., Gao, D., Sun, F., & Endris, R. (2010). Efficacy of florfenicol for control of mortality caused by Flavobacterium columnare infection in Channel Cat fish. Journal of Aquatic Animal Health 22(2),115-122. https://doi.org/10.1577/H09-057.1

McGinnis, A., Gaunt, P., Santucci, T., Simmons, R., & Endris, R. (2003). In vitro evaluation of the susceptibility of Edwardsiella ictaluri, etiological agent of enteric septicemia in Channel Catfish, Ictalurus punctatus (Rafinesque), to florfenicol. Journal of Veterinary Diagnostic Investigation 15(6), 576-579. https://doi.org/10.1177/104063870301500612

NCCLS (National Committee for Clinical Laboratory Standard of Antimicrobial Susceptibility). (2001). Testing; Eleventh Information Supplement. Pennsylvania, USA: NCLS document M100-S11 NCCLS.

Patricia, S. G., Anissa. L. M., Timothy, D. S., Jean, C., & Peter, W. (2006). Field Efficacy of Florfenicol for Control of Mortality in Channel Catfish, Ictalurus punctatus (Rafinesque), Caused by Infection with Edwardsiella ictaluri. Journal of The World Aquaculture Society 37(1), 1-11. https://doi.org/10.1111/j.1749-7345.2006.00001.x

Panangala, V. S., Shoemaker, C. A., Van Santen, V. L., Dybvig, K., & Klesius, P. H. (2007). Multiplex-PCR for simultaneous detection of 3 bacterial fish pathogens, Flavobacterium columnare, Edwardsiella ictaluri, and Aeromonas hydrophila. Diseases of Aquatic Organism 74(3), 199-208. https://doi.org/10.3354/dao074199

Rahman, M. M., Ferdowsy, H., Kashem, M. A., & Foysal, M. J. (2010). Tail and fin rot disease of Indian major carp and climbing perch in Bangladesh. Journal of Biological Sciences 10(8), 800-804. https://doi.org/10.3923/jbs.2010.800.804

Reed, L.J., & Muench, H. (1938). A simple method of estimating fifty percent endpoints. The American Journal of Hygiene 27(3), 493-497. https://doi.org/10.1093/oxfordjournals.aje.a118408

Robert, M. D., Ronald, L. T., John, P. H., & Camus, A. C.& Camus, A. C. (1998). Columnaris disease: A bacterial infection caused by Flavobacterium columnare. Southern Regional Aquaculture Center Publication 479, 31-44.

Roiha, I. S., Samuelsen, O. B., & Harboe, T. (2011). Efficacy of florfenicol in the treatment of bacterial infections in halibut, Hippoglossus hippoglossus (L.), larvae. Journal of Fish Diseases 34(12), 927-930. https://doi.org/10.1111/j.1365-2761.2011.01307.x

Tu, D. T., Nguyen, T. T., & Nguyen, T. A. (2012). Study the aetiological agent causing white patch disease in catfish farm (Pangasianodon hypophthalmus) and therapy solution. Can Tho University Journal of Science 22c, 136-145.