Nguyễn Thị Thanh Duyên * , Nguyễn Thị Mỵ & Nguyễn Châu Niên

* Correspondence: Nguyễn Thị Thanh Duyên (email: ntthanhduyen@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Bệnh khảm lá sắn (CMD) là một trong những bệnh nguy hiểm đã gây thiệt hại nặng nề về năng suất tinh bột sắn. Nhân giống in vitro từ nguồn giống sắn sạch bệnh là phương pháp tối ưu nhằm sản xuất ra cây giống sạch bệnh khảm lá. Để nâng cao tỷ lệ xuất vườn của cây sắn KM140 ở giai đoạn vườn ươm thì yếu tố giá thể rất quan trọng. Trong nghiên cứu này các loại giá thể phổ biến như xơ dừa, tro trấu, phân trùn đã được phối trộn theo các tỷ lệ khác nhau để tạo ra các công thức giá thể sử dụng cho giai đoạn vườn ươm của cây sắn KM140 sạch bệnh, Từ đó chọn ra được công thức giá thể phù hợp với sự sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của cây sắn KM140 sạch bệnh. Các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, đường kính thân, chiều dài rễ, tỷ lệ chất khô thân lá, rễ, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của cây sắn KM140 đã được đánh giá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 2 tuần cây sắn được chuyển từ môi trường nuôi cấy mô (in vitro) sang giai đoạn vườn ươm (ex vitro) có tỷ lệ sống là 84,5%. Giá thể với tỷ lệ phối trộn: 85% MD + 10% TT + 5% PT thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây sắn KM140 với chiều cao đạt 38,8 cm, 22,0 lá, và tỷ lệ xuất vườn đạt 85,3%.

Từ khóa: Giá thể, Giống sắn KM140, Tỷ lệ phối trộn, Vườn ươm

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bonilla Morales, M. M., Sánchez Ordoñez, S. A., & Pachón García, J. (2015). Evaluation of organic substrates for acclimatization and hardening of vitroplants of cassava (Manihot esculenta Crantz). Revista de Investigación Agraria y Ambiental 6(2), 31-36.

DPP (Department of Plant Protection). (2020). Report on Cassava Mosaic Disease (CMD) situation. Meeting of Steering Committee for prevention and control of CMD, November 24, 2020 in Tay Ninh. Retrieved May 19, 2021, from https://www.ppd.gov.vn/tin-moi-nhat-289/hop-ban-chi-dao-phong-chong-benh-kham-la-san.html

Escobar, R., Restrepo, J., Tohme, J. M., & Roca, W. (2013a). Use of tissue culture in cassava for rural households in Colombia. In Ruane, J., Dargie, J. D., Mba, C., Boettcher, P., Makkar, H. P. S., Barthey, D. M., & Sonnino, A. (Eds). Biotechnologies at work for smallholders: Case studies from developing countries in crops, livestock and fish (56-62). Rome, Italy: Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO).

Hamill, S. D., 2014. Processes, costs and traits of plants produced in tissue culture must be considered to develop effective crop production systems. In Lambardi, M., Hamill, S., & Drew, R. (Eds.). 1113 XXIX International Horticultural Congress on Horticulture: Sustaining Lives, Livelihoods and Landscapes (IHC2014): International Symposium on Micropropagation and In Vitro Techniques (85-92). Bierbeek, Belgium: ISHS Acta Horticulturae. https://doi.org/10.17660/ActaHortic.2016.1113.12

Hillocks, R. J., Thresh, J. M., & Bellotti, A. (2002). Cassava: biology, production and utilization. New York, USA: CABI Publishing.

Hy, N. H., Reinhardt, H., Nhan, P. T. & Buu, B. C. (2020). Cassava science. Hanoi, Vietnam: Agricultural publisher.

Iwuagwu, M. O., & Nwosu, N. N. (2018). Performance of in vitro cassava (Manihot esculenta Crantz) plantlets weaned with locally sourced substrates. International Journal of Environment, Agriculture and Biotechnology 3(2), 664-669. http://dx.doi.org/10.22161/ijeab/3.2.47

Lebot, V. (2009). Tropical Root and Tuber Crops: Cassava, Sweet Potato, Yams, Aroids (2nd ed.). Oxfordshire, UK: CABI Publishing.

Naranjo, C., & Fallas, E. (2017, April). Ex vitro establishment and macropropagation of cassava (Manihot esculenta 'Valencia') to obtain disease-free rooted plants. In Paiva, R., Reis, M. V., & Silva, D. P. C. (Eds.). 1224 VII International Symposium on Production and Establishment of Micropropagated Plants (217-220). Bierbeek, Belgium: ISHS Acta Horticulturae. https://doi.org/10.17660/ActaHortic.2018.1224.29

Thresh, J. M., & Cooter, R. J. (2005). Strategies for controlling cassava mosaic virus disease in Africa. Plant pathology 54(5), 587-614. https://doi.org/10.1111/j.1365-3059.2005.01282.x

Thresh, J. M., Otim-Nape, G. W., Legg, J. P., & Fargette D. (1997). Africa cassava mosaic disease: What is the magnitude of the problem?. In Thro, A. M., & Akoroda, M. O. (Eds). Proceedings of cassava Biotechnology network, Third International scientific meeting, Kampala, Uganda 1996, 26–31 August 1996 (13-19).

Ubalua, A. O., & Nsofor, G. C. (2017). The role of supporting substrates in ex vitro acclimatization and growth of tissue cultured cassava plantlets. Plant Knowledge Journal 6(1), 1-6.

Uke, A., Hoat, T. X., Quan, M. V., Liem, N. V., Ugaki, M., & Natsuaki, K. T. (2018). First Report of Sri Lankan cassava mosaic virus Infecting Cassava in Vietnam. Plant Disease 102(12). 2669. https://doi.org/10.1094/PDIS-05-18-0805-PDN