Nguyễn Thanh Bình * , Trần Duy Toàn , Hà Anh Luân , Long Thị Ngân & Đoàn Xuân Nhật

* Correspondence: Nguyễn Thanh Bình (email: binh.ngthanh@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu nhằm (i) kiểm tra độc tính của hai loại phân ủ compost, (ii) đánh giá chất lượng phân ủ dựa trên năng suất và hiệu quả sử dụng đạm trên cây cải xoong Nhật (Nasturtium officinale). Chỉ số nảy mầm (GI) của hạt giống đậu xanh (Vigna radiata L.) được sử dụng để đánh giá độc tính của các mẫu dịch trích compost (tỷ lệ 1:10, w/v) tại các thời điểm 0, 10, 20 và 30 ngày sau ủ (NSU). Thí nghiệm trồng cải xoong Nhật được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) đơn yếu tố, năm nghiệm thức và ba lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm: NT1 (Không bón), NT2 (100% phân bón hóa học NPK), NT3 (100% compost A), NT4 (100% compost B), và NT5 (100%  phân bón hữu cơ vi sinh). Các nghiệm thức từ NT2 - NT5 đều nhận được cùng một lượng bón đạm tổng số như nhau.
Kết quả cho thấy ủ compost từ mô hình hiếu khí trong nghiên cứu trước đó giúp giảm độc tính của nguồn nguyên liệu thông qua cải thiện chỉ số GI từ 49% đến 58% - 90%. Tổng chất rắn hòa tan trong mẫu compost A và hàm lượng kim loại nặng trong mẫu compost B đều dưới ngưỡng cho phép nhưng có thể hạn chế sự phát triển của rễ. Hai loại phân ủ compost A và compost B trong thí nghiệm cho năng suất rau thu hoạch 1663,2 - 1762,2 kg/1000 m2 tương đương với phân bón hóa học nhưng thấp hơn (P < 0,01) so với phân hữu cơ vi sinh thương mại (2476,3 kg/1000 m2 ). Sau 25 ngày bón, cây trồng đã sử dụng hết ½ lượng N từ phân hóa học hoặc phân hữu cơ vi sinh, gấp đôi so với lượng N từ hai loại phân ủ compost.

Từ khóa: Chất lượng compost, Chỉ số nảy mầm, Độc tính, Hiệu quả sử dụng đạm

Article Details

Tài liệu tham khảo

Epstein, E. (1997). The science of composting. Boca Raton, Florida: CRC Press. https://doi.org/10.1201/9780203736005.

Lewu, F. B., Volova, T., Thomas, S., & Rakhimol, K. R. (Eds.). (2020). Controlled release fertilizers for sustainable agriculture. Cambridge, USA: Academic Press. https://doi.org/10.1016/C2018-0-04238-3.

Onofri, A., & Pannacci, E. (2014). Spreadsheet tools for biometry classes in crop science programmes. Communication in Biometry and Crop Science 9(2), 43-53, from http://agrobiol.sggw.pl/ cbcs/articles/CBCS_9_2__1.pdf.

SRHC (Southern Regional Hydrometeorological Center). (2021). Announcement on agricultural meteorology in the southern region for the months of March, April, and May, 2021. Retrieved June 05, 2021, from http://www.kttv-nb.org.vn/index.php/thong-tinkttv/khi-tuong.

Vu, T. T. N. (2020). Effect of two composts on yield of Pak Choi (Brassica rapa var. Chinensis) and nitrogen mineralization rate in the soil (Unpublished bachelor’s thesis). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Westerman, R.L., & Kurtz, L.T. (1974). Isotopic and nonisotopic estimation of fertilizer nitrogen uptake by sudangrass in field experiment. Soil Science Society of America Journal 38(1), 107-109. https://doi.org/10.2136/sssaj1974.03615995003800010033x.

Zucconi, F., Pera, A., Forte, M., & de Bertoldi, M. (1981). Evaluating toxicity of immature compost. BioCycle 22(2), 54-57.