Đinh Thế Nhân *

* Correspondence: Đinh Thế Nhân (email: dtnhan@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu này thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi, từ 1 - 5 con/m2 lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ao đất. Cá có chiều dài ban đầu 90,7 ± 0,1 mm và khối lượng 20,8 ± 0,1 g/con được bố trí trong các ao đất có diện tích 600 m2/ao, mực nước ao 1,5 m. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mật độ nuôi khác nhau: 1, 3 và 5 con/m2. Cá được cho ăn thức ăn viên với hàm lượng đạm thô từ 43 – 44%. Định kỳ 1 tuần/lần thu mẫu nước để đo nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong và ammonia. Định kỳ 30 ngày/lần tiến hành thu mẫu cá, đo chiều dài và cân khối lượng để xác định tăng trưởng. Các chi phí được ghi nhận để tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chẽm. Chiều dài và khối lượng trung bình của cá khi thu hoạch ở mật độ 1 con/m2 là cao hơn so với 3 và 5 con/m2 (P < 0,05). Tuy nhiên, mật độ nuôi không ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng như tăng trưởng theo ngày về chiều dài và khối lượng, cũng như tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn. Cá được nuôi ở mật độ 3 và 5 con/m2 cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mật độ 1 con/m2. Nghiệm thức 5 con/m2 thì cho lợi nhuận trên tính trên diện tích nuôi là cao nhất.

Từ khóa: Ao đất, Cá chẽm, Hiệu quả kinh tế, Mật độ, Tăng trưởng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Anil, M. K., Santhosh, B., Jasmine, S., Saleela, K. N., George, R. M., Kingsly, H. J., Unnikrishnan, C., Rao, A. H., & Rao, G. S. (2010). Growth performance of the seabass (Lates calcarifer) in sea cage at Vizhinjam Bay along the south-west coast of India. Indian Journal of Fisheries 57(4), 65-69.

Boyd, C. E. (1998). Water Quality for Pond Aquaculture. Research and Development Series No. 43. International Center for Aquaculture and Aquatic Environments, Alabama Agricultural Experiment Station, Auburn University, Alabama.

Daet, I. (2019). Study on culture of sea bass (Lates calcarifer, Bloch 1790) in hapa-in-pond environment. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science 230(1), 012115. https://doi.org/10.1088/1755-1315/230/1/012115

Do, X. V., & Dang, P. T. K. (2010). Economic analysis of cropping system: The case study of Cai Lay district, Tien Giang province. Can Tho University Journal of Science 13, 113-119.

FAO-FAD (Food and Agriculture Organization-Fisheries and Aquaculture Department). (2020). Cultured Aquatic Species Information Programme - Lates calcarifer (Block, 1790).

GAA (Global Aquaculture Alliance). (2016). Global Fish Production Data & Analysis - Global Fish Production Estimates & Trends. Guangzhou, China: GAA.

Hajirezaee, S., Ajdari, D., Matinfar, A., Aghuzbeni. S. H. H., & Rafiee, G. R. (2015). A preliminary study on marine culture of Asian seabass, Lates calcarifer in the coastal earthen ponds of Gwadar region, Iran. Journal of Applied Animal Research 43(3), 309-313. https://doi.org/10.1080/09712119.2014.963105

Ly, K. V., Tran, H. N., & Le, H. V. (2016). An evaluation on the potential development of seabass model (Lates calcarifer) along the coastal provinces of the Mekong Delta area. An Giang University Journal of Science 11(3), 60-71.

Kungvankij, P., Pudadera, Jr. B. J., Tiro, Jr. L. B., & Potesta, I. O. (1986). Biology and Culture of Seabass (Lates calcarifer). NACA Training Manual Series No.3. Network of Aquaculture Centers in Asia (NACA), Thailand.

Nguyen, S. X. B. (2009). Evaluation of socio-economic efficiency of commercial culture of Asian seabass (Lates calcarifer) in Khanh Hoa province (Unpublished master’s thesis). Nha Trang University, Khanh Hoa, Vietnam.