Dương Thị Mỹ Tiên & Nguyễn Văn Quân *

* Correspondence: Nguyễn Văn Quân (email: 14131144@st.hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định chuỗi giá trị ngành hoa lan Mokara cắt cành trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 98 mẫu điều tra nông hộ trồng lan Mokara, 8 mẫu điều tra thương lái thu gom sản phẩm cành hoa, 8 mẫu điều tra tiểu thương kinh doanh hoa lan Mokara ở chợ đầu mối hoa Hồ Thị Kỷ. Nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics) để đánh giá thực trạng sản xuất; phân tích SWOT để tìm ra các giải pháp nâng cao giá trị hoa lan Mokara. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích trồng lan Mokara cắt cành bình quân là 0,33 ha/hộ; lợi nhuận trung bình trên 0,33 ha là 231 triệu đồng/năm. Chuỗi giá trị có 5 chức năng cơ bản: chức năng đầu vào, sản xuất, thu gom, thương mại và tiêu dùng; có 5 chuỗi giá trị hoa lan Mokara, tương ứng với chuỗi giá trị có 4 kênh buôn bán chủ yếu. Trong đó, kênh buôn bán cho thương lái chiếm tỉ trọng cao (76,5%). Nguồn thông tin giá bán chủ yếu đến từ thương lái (73,5%). Có đến 55,1% nông hộ cho rằng thương lái quyết định giá mua; 32,7% là sự thỏa thuận giữa nông hộ và thương lái; còn lại nông hộ tự định giá chiếm 12,2%. Dựa trên kết quả phân tích chuỗi giá trị, tiến hành phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tác nhân tham gia chuỗi giá trị, từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong sản xuất tương lai đối với cây hoa lan Mokara cắt cành trồng tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Chuỗi giá trị, Củ Chi, Lan Mokara cắt cành, Nông hộ, Trồng trọt

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cong, P. (2012). Mokara orchids – Potentials and opportunities. Retrieved January 20, 2020, from Lan Mokara - Tiềm năng và cơ hội | Nông nghiệp | Báo Sài Gòn Giải Phóng (sggp.org.vn)

Do, T. A. (2008). Statistical analysis curriculum. Ha Noi, Vietnam: Statistical Publishing House.

GTZ (Deutsche Gesellschaft fu¨r Technische Zusammenar- beit). (2007). GTZ-ValueLinks – Value chain promotion methods. Bonn, Germany: Deutsche Gesellschaft fu¨r Internationale Zusammenarbeit (GIZ).

Nguyen, N. Q., & Luu, H. T. D. (2009). Analyze the production and consumption process of pineapple in Hau Giang province and to develop suitable solutions to increase pineapple production of farmers. Can Tho University Journal of Science 12, 245-252.

Nguyen, N. Q., Tran, C. T. D., Nguyen, T. T. K., & Nguyen, R. V. (2018). Analysis of the value chain of Ha Chau burmese grapes in Phong Dien district, Can Tho city. Can Tho University Journal of Science 54(4D), 220-228.

Nguyen, T. T., & Vo, T. H. (2019). An analysis of mango value chain in Tinh Bien district, An Giang province. Can Tho University Journal of Science 55(1D), 109- 119.

Nguyen, T. V. (2014). Statistical analysis with R. Ho Chi Minh City, Vietnam: Ho Chi Minh City General Publishing House.

Pham, T. X. (2015). Development trend of the domestic and international market for cut flower. Retrieved January 20, 2020, from XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HOA CẮT CÀNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI (ceford.vn)

Tien, T. (2019). Collecting billions through high-tech orchids. Retrieved January 20, 2020, from Thu tiền tỷ nhờ trồng lan công nghệ cao (kinhtedothi.vn)

Tran, M. V. (2007). Researching the ornamental flower production and supply system suitable to the conditions of Ho Chi Minh City (A scientific report). Ho Chi Minh City Department of Science and Technology, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Vo, L. T. T., & Nguyen, S. P. (2013). Curriculum for product value chain analysis (application in the agricultural sector). Can Tho, Vietnam: Can Tho University Publishing House.