Lê Thị Thanh * , Lê Nhã Phong , Lê Hồng Phước , Lê Trần Minh Trí & Nguyễn Thị Thanh Trang

* Correspondence: Lê Thị Thanh (email: lethanh@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị sử dụng của tỏi Phan Rang. Đầu tiên, ba phương pháp làm mầm tỏi là trồng trên đất, ngâm nước và ủ ở nhiệt độ 10oC đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy phương pháp trồng trên đất tốt hơn hai phương pháp còn lại với chiều dài mầm tỏi 39,6 ± 2,4 mm, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan 17,1 ± 0,8oBx, axít tổng 0,56 ± 0,06\%, ẩm độ 74,51 ± 3,51% và tỉ lệ thu hồi mầm đạt 28,2 ± 1,1%. Tiếp theo, hiệu lực kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides của mầm tỏi tươi trong điều kiện in vitro đã được khảo sát; kết quả cho thấy chiết xuất tỏi tươi nảy mầm ở nồng độ 5,5% ức chế hoàn toàn nấm C. gloeosporioides. Để tạo bột mầm tỏi, ba phương pháp sấy là bơm nhiệt, sấy nóng và sấy thăng hoa đã được khảo sát; kết quả cho thấy sấy thăng hoa là phương pháp thích hợp nhất, tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, thành phần hóa lý trong tỏi nảy mầm giảm ít nhất trong ba phương pháp sấy. Cuối cùng, việc đánh giá hiệu lực kháng nấm C. gloeosporioides của bột mầm tỏi cho thấy nồng độ bột mầm tỏi 1,5% trở lên có khả năng kháng nấm cao với tỉ lệ là 88%, từ nồng độ 2% trở lên kháng nấm 100%.

Từ khóa: Colletotrichum gloeosporioides, Bột tỏi, Mầm tỏi, Sấy bơm nhiệt

Article Details

Tài liệu tham khảo

Baghalian, K., Ziai, S. A., Naghavi, M. R., Badi, H. N., & Khalighi, A. (2005). Evaluation of Allicin Content and Botanical Traits on Iranian Garlic (Allium sativum L.) ecotypes. Scientia Horticulturae 103(2), 155-166. https://doi.org/10.1016/j.scienta.2004.07.001

Hayat, S., Cheng, Z., Ahmad, H., Ali, M., Chen, X., & Wang, M. (2016). Garlic, from remedy to stumulant: Evaluation of antifungal potential reveals diversity in phytoalexin allicin content among garlic cultivars; allicin containing aqueous garlic extracts trigger antioxidants in cucumber. Frontier in Plant Science 7, 1-15. https://doi.org/10.3389/fpls.2016.01235

Hughes, B. G., & Lawson, L. D. (1991). Antimicrobial effects of Allium sativum L. (garlic), Allium ampeloprasum L. (elephant garlic) and Allium cepa L. (onion), garlic compounds and commercial garlic supplement products. Phytotherapy Research 5(4), 154-158. https://doi.org/10.1002/ptr.2650050403

Noori, M. S. S., & Saud, H. M. (2012). Potential plant growth-promoting activity of Pseudomonas sp isolated from paddy soil in Malaysia as biocontrol agent. Journal of Plants Pathology and Microbiology 3(2), 1-4.

Singleton, V. L., Orthofer, R., & Lamuela-Raventós, R. M. (1999). Analysis of total phenols and other oxidation substrates and antioxidants by means of folinciocalteu reagent. Methods in Enzymology 299, 152-178. https://doi.org/10.1016/S0076-6879(99)99017-1

Tran, L. B., Ton, N. N. M., & Dinh, N. T. T. (2004). Food chemistry laboratory. Ho Chi Minh City, Vietnam: Vietnam National University-Ho Chi Minh City Publishing House.

Zakarova, A., Seo, J. Y., Kim, H. Y., Kim, J. H., Shin, J. H., Cho, K. M., Lee, C. H., & Kim, J. S. (2014). Garlic sprouting is associated with increased antioxidant activity and concomitant changes in the metabolite profile. Journal of Agricultural and Food Chemistry 62(8), 1875-1880. https://doi.org/10.1021/jf500603v