Bùi Thị Hoàng Oanh , Phạm Hoàng Khang , Đinh Nguyên Khánh , Nguyễn Trí Thức & Nguyễn Thị Thương *

* Correspondence: Nguyễn Thị Thương (email: thuong.nguyenthi@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng mắc bệnh đường tiết niệu trên chó, khảo sát các yếu tố liên quan và phương pháp điều trị tại TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022. Các ca bệnh được ghi nhận thông qua điều tra bệnh sử, chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Trong tổng số 591 trường hợp khảo sát, có 87 ca bệnh liên quan đến đường tiết niệu, gồm 13 ca bệnh về thận và 74 ca bệnh về đường tiết niệu dưới. Các bệnh phổ biến là viêm bàng quang chiếm tỉ lệ cao nhất với 37 ca (42,53%), kế đến là sạn bàng quang với 29 ca (33,33%), 5 ca sạn thận (5,75%) và 5 ca polyp bàng quang (5,75%). Tỉ lệ chó cái mắc bệnh cao hơn so với chó đực (72,41% so với 27,59%). Không ghi nhận sự ảnh hưởng của giống chó đến tỉ lệ mắc bệnh tiết niệu, với tỉ lệ mắc bệnh trên chó ngoại và nội lần lượt là 68,97% và 31,03%. Nhóm tuổi phổ biến nhất từ 4 - 7 tuổi, chiếm khoảng 25%, trong khi nhóm chó dưới 1 năm tuổi chỉ chiếm 3,33%. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất được ghi nhận là tiểu có máu (21 ca) chiếm 20,79%, đi tiểu nhiều lần (19 ca) chiếm 18,81% và bỏ ăn (18 ca) chiếm 17,82%. Có 68 ca điều trị bằng phương pháp nội khoa và 19 ca điều trị theo phương pháp kết hợp nội khoa và ngoại khoa. Một số chỉ tiêu xét nghiệm máu có sự thay đổi liên quan đến bệnh được ghi nhận gồm creatinine (1,63 mg/dL), urea nitrogen huyết (47,55 mg/dL), aspartate transaminase (150,60 U/L) và alanine aminotransferase (115,80 U/L). Chỉ số creatine kinase tăng cao (617,30 U/L) cho thấy chó mắc bệnh đường tiết niệu có ảnh hưởng đến cơ và tim. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng nhiều nhất trong bệnh tiết niệu trên chó là siêu âm và X-quang.

Từ khóa: Bệnh đường tiết niệu, Chó, Thành phố Hồ Chí Minh

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bartges, J. W. (2004). Diagnosis of urinary tract infections. Veterinary Clinics: Small Animal Practice 34(4), 923-933. https://doi.org/10.1016/j.cvsm.2004.03.001.

Berent, A. C. (2011). Ureteral obstructions in dogs and cats: a review of traditional and new interventional diagnostic and therapeutic options. Journal of Veterinary Emergency and Critical Care 21(2), 86-103. https://doi.org/10.1111/j.1476-4431.2011.00628.x.

Chew, D. J., DiBartola, S. P., & Schenck, P. (2010). Canine and feline nephrology and urology (2nd ed.). Missouri, USA: Elsevier Saunders.

Choi, S. Y., Hwang, J. S., Kim, I. H., Hwang, D. Y., & Kang, H. G. (2011). Basic data on the hematology, serum biochemistry, urology, and organ weights of beagle dogs. Laboratory Animal Research 27(4), 283-291. https://doi.org/10.5625%2Flar.2011.27.4.283.

Elkewahy, A. I., El-Maghrapy, H., Badway, A., & Farghaly, S. (2023). Ultrasonography of the urinary tract in dogs and cats: clinical investigations & prevalence. Benha Veterinary Medical Journal 45(1), 54-59. https://doi.org/10.21608/bvmj.2023.227644.1698.

Elliott, J., Grauer, G. F., & Westropp, J. L. (2017). BSAVA manual of canine and feline nephrology and urology (3rd ed.). Gloucester, UK: British Small Animal Veterinary Association.

Ghergariu, S., Tătaru, M., Diakosavvas, M., Olar, L. E., Marian, S., Mârza, N. C., & Papuc, I. (2018). Paraclinical investigations in the pathology of the urinary system in dogs. Bulletin of University of Agricultural Sciences and Veterinary Medicine Cluj-Napoca Veterinary Medicine 75(2), 214-221. http://dx.doi.org/10.15835/buasvmcnvm:2018.0027.

Holt, P. E. (2011). Urological disorders of the dog and cat: Investigation, diagnosis and treatment. London, UK: CRC Press.

Inkelmann, M., Kommers, G., Trost, M., de Barros, C. S., Fighera, R., Irigoyen, L., & Silveira, I. (2012). Lesions of the urinary system in 1,063 dogs. Pesquisa Veterinária Brasileira 32(8), 761-771. http://dx.doi.org/10.1590/S0100-736X2012000800015.

Kahani, M., Tabrizi, S. H., Kamali-Asl, A., & Hashemi, S. (2020). A novel approach to classify urinary stones using dual-energy kidney, ureter and bladder (DEKUB) X-ray imaging. Applied Radiation and Isotopes 164, 1-7. https://doi.org/10.1016/j.apradiso.2020.109267.

Kobayashi, M., Ishioka, J., Matsuoka, Y., Fukuda, Y., Kohno, Y., Kawano, K., Morimoto, S., Muta, R., Fujiwara, M., Kawamura, N., Okuno, T., Yoshida, S., Yokoyama, M., Suda, R., Saiki, R., Suzuki, K., Kumazawa, I., & Fujii, Y. (2021). Computeraided diagnosis with a convolutional neural network algorithm for automated detection of urinary tract stones on plain X-ray. BMC Urology 21(1), 1-10. https://doi.org/10.1186/s12894-021-00874-9.

Lalmuanpuii, R., Prasad, H., Sarma, K., Konwar, C. G. B., Behera, S. K., Saikia, B., Rajesh, J. B., Ravindran, R., Shah, N. P., Gonmei, C., & Singh, S. (2019). Ultrasonographic evaluation of the urinary tract diseases in dogs and its correlation with other diagnostic procedures. Journal of Entomology and Zoology Studies 7(5), 1384-1389.

Le, N. T. K. (2010). Investigation of urologic diseases in dogs and effectiveness of treatments (Unpublished bachelor’s thesis). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Mendóza-López, C. I., Del-Angel-Caraza, J., QuijanoHernández, I. A., & Barbosa-Mireles, M. A. (2017). Analysis of lower urinary tract disease of dogs. Pesquisa Veterinária Brasileira 37(11), 1275-1280. http://dx.doi.org/10.1590/s0100-736x2017001100013.

Nabity, M. B., Lees, G. E., Boggess, M. M., Yerramilli, M., Obare, E., Yerramilli, M., Rakitin, A., Aguiar, J., & Relford, R. (2015). Symmetric dimethylarginine assay validation, stability, and evaluation as a marker for the early detection of chronic kidney disease in dogs. Journal of Veterinary Internal Medicine 29(4), 1036-1044. https://doi.org/10.1111/jvim.12835.

Nguyen, H. T. Q., Ho, Q. V., Dang, M. V., Nguyen, V. Q., & Nguyen, T. T. (2022). Investigation of bladder problems in cats in Ho Chi Minh City. The Journal of Agriculture and Development 21(5), 30-37. https://doi.org/10.52997/jad.4.05.2022.

Olin, S. J., & Bartges, J. W. (2015). Urinary tract infections: treatment/comparative therapeutics. Veterinary Clinics of North America: Small Animal Practice 45(4), 721-746. https://doi.org/10.1016/j.cvsm.2015.02.005.

Ribeiro, J. F. A., Liguori, T. T. A., Sueur, A. N. V. L., Padovani, C. R., Monteiro, M. J. M. D. A., Melchert, A., & Guimarães-Okamoto, P. T. C. (2020). A transversal study of biochemical profile, urinalysis, UPC, electrolytes and blood pressure in dogs with chronic kidney disease. Acta Scientiae Veterinariae 48, 1-9. https://doi.org/10.22456/1679-9216.102937.

Tran, C. D. (2014). Investigation of urologic diseases in dogs and effectiveness of treatments at Department of Veterinary medicine, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam (Unpublished bachelor’s thesis). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Truong, H. T. N. (2007). Application of ultrasound technique in diagnosing urinary system diseases in dogs (Unpublished doctoral dissertation). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Villiers, E., & Ristić, J. (2016). BSAVA manual of canine and feline clinical pathology (3rd ed.). Gloucester, UK: British Small Animal Veterinary Association.

White, J. D., Stevenson, M., Malik, R., Snow, D., & Norris, J. M. (2013). Urinary tract infections in cats with chronic kidney disease. Journal of Feline Medicine and Surgery 15(6), 459-465. https://doi.org/10.1177/1098612x12469522.