Vũ Thùy Linh * , Võ Huyền Làm , Hồ Minh Dũng & Nguyễn Kim Lợi

* Correspondence: Vũ Thùy Linh (email: vtlinh.uk@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm phân vùng tổn thương do biến đổi khí hậu tại các huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh bằng cách tích hợp sử dụng phương pháp AHP và GIS. Đề tài sử dụng các số liệu thu thập được từ các Sở ban ngành, từ điều tra khảo sát trên địa bàn nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu nhằm đánh giá trọng số cho các yếu tố phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Sau khi chồng lấp các bản đồ thành phần, kết quả đạt được cho thấy vùng nguy cơ tổn thương cao do biến đổi khí hậu trong huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh vào năm 2025 chủ yếu là Bình Chánh, Nhà Bè và Hóc Môn với diện tích 35.865,57 ha (chiếm 22,84%). Phần tổn thương thấp và trung bình tập trung ở Củ Chi và Cần Giờ (diện tích tương ứng là 36.354,33 ha tương đương 23,16% và 84.762,27 ha tương đương 54%). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, GIS, Phân vùng tổn thương, Thành phố Hồ Chí Minh, Thích ứng

Article Details

Tài liệu tham khảo

IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change). (2007). Climate Change 2007: The AR4 Synthesis Report. Geneva, Switzerland: The Intergovernmental Panel on Climate Change.

Kreft, S., & Eckstein, D. (2013). Global climate risk index 2014: Who suffers most from extreme weather events? Weather-related loss events in 2013 and 1994 to 2013. Berlin, Germany: Germanwatch.

MONRE (Ministry of Natural Resources and Environment). (2012). Climate change scenarios, sea level rise for Vietnam. Ha Noi, Vietnam.

MONRE (Ministry of Natural Resources and Environment). (2016). Climate change scenarios, sea level rise for Vietnam. Ha Noi, Vietnam.

Nguyen T. Y. (2006). Research on zoning map of natural disasters in Vietnam - KC-08-01. (Unpublished research report). Institute of Geological Science.

Yamane, T. (1967). Statistics: An introductory analysis (2nd ed.). New York, America: Harper and Row.