Nguyễn Tuấn Anh , Vũ Cẩm Lương & Nguyễn Phú Hòa *

* Correspondence: Nguyễn Phú Hòa (email: phuhoa@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ 09/2012 đến 12/2022 nhằm xác định sự tiêu thụ lá rụng của Parasesarma plicatum (Latreille, 1803) trên các điều kiện khác nhau của lá Rhizophora apiculata (lá già: màu vàng, lá đang phân hủy: màu nâu đỏ và nâu đen) trong 72 giờ thí nghiệm ở 2 kích cỡ còng khác nhau. Thí nghiệm được bố trí kiểu ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức (NT) và 5 lần lặp lại. Mỗi NT gồm 5 con còng và 1 loại lá làm thức ăn. Các NT gồm NT1: 5 còng lớn + lá vàng, NT2: 5 còng lớn + lá nâu đỏ, NT3: 5 còng lớn + lá nâu đen, NT4: 5 còng nhỏ + lá vàng, NT5: 5 còng nhỏ + lá nâu đỏ, NT6: 5 còng nhỏ + lá nâu đen. Kết quả cho thấy còng lớn ăn lá đang phân hủy (lá nâu đen) nhiều nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê so với các NT còn lại. Còng Parasesarma plicatum cũng không thích lá già (màu vàng) ở cả 2 cỡ còng. Ngoài ra, sự tiêu thụ các loại lá khác nhau của còng nhỏ cũng không có sự khác biệt. Sự hiện diện của còng Parasesarma plicatum ở rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ đã cho thấy có 2 nơi cư trú thích hợp của còng Parasesarma plicatum theo độ cao triều, loại RNM và các yếu tố môi trường. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất hiện của Parasesarma plicatum trong các sinh cảnh là độ che phủ của cây che bóng và loại cây RNM (đước, dà quánh, mấm đen, mấm trắng, cóc trắng). Như vậy, Parasesarma plicatum có vai trò quan trọng trong chu trình thức ăn đang phân hủy ở RNM Cần Giờ.

Từ khóa: Hiện diện, Parasesarma plicatum, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Sinh cảnh, Sự tiêu thụ lá rụng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chandra, P. S. K., & Keith, A. M. (2008). Feeding selectivity of sesarmid crabs from northern Australian mangrove forests (research report). Curtin University of Technology, Western Australia, Australia.

Dai, A. Y., & Yang, S. L. (1991). Crabs of the China sea. New York, USA: Springer-Verlag.

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). (2007). The world’s mangroves 1980-2005. Rome, Italy: FAO.

Kochey, K. J. (2013). Determination of thermal tolerance, density and distribution of the mangrove crabs, perisesarma guttatum (sesarmidae) and uca urvillei (ocypodidae) at gazi-bay, Kenya (Unpublished master’s thesis). Kenyatta University, Nairobi, Kenya.

Phan, H. N., Tran, B. V., Vien, N. N., Hoang, S. T., Vu, T. T., Le, T. T., Nguyen, T. H., Mai, T. S., & Le, T. X. (1999). Vietnam’s mangrove forests. Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Ravichandran, S., Fredrick, W. S., Khan, S. A., & Balasubramanian, T. (2011). Diversity of mangrove crabs in South and South East Asia. Journal of Oceanography and Marine Environmental System 1(1), 1-7.

Robertson, A. I. (1986). Leaf-burying crabs: their influence on energy flow and export from a mangrove forest (Rhizophora spp.) in northeastern Australia. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology 102(2-3), 237-248. https://doi.org/10.1016/0022-0981(86)90179-6.

Sandilyan, S., & Kathiresan, K. (2012). Mangrove conservation: a global perspective. Biodiversity and Conservation 21, 3523-3542. https://doi.org/10.1007/s10531-012-0388-x.

Thongtham, N., & Kristensen, E. (2005). Carbon and nitrogen balance of leaf-eating sesarmid crabs (Neoepisesarma versicolor) offered different food sources. Estuarine, Coastal and Shelf Science 65(1-2), 213-222. https://doi.org/10.1016/j.ecss.2005.05.014.

Tran, M. N. D., Karen Diele, & Triet Tran. (2011a). Biodiversity and role of Brachyuran crabs in leaf litter decomposition on typhoon destroyed areas at Can Gio mangrove, Ho Chi Minh City. Science and Technology Development Journal 14(3), 146-153.

Tran, M. N. D., Nguyen, H. D., & Do, H. T. T. (2011b). Comparison of Perisesarma Eumolpe’s food composition and food rate between undamaged and damaged areas at Can Gio mangrove, Ho Chi Minh City. Science and Technology Development Journal 9(5), 780-786.