Nguyễn Thái Bình , Trần Dương Tiển , Nguyễn Thị Hồng Nghi , Phạm Quốc Trường , Diệp Trọng Phúc , Mai Thị Thảo & Nguyễn Thanh Bình *

* Correspondence: Nguyễn Thanh Bình (email: binh.ngthanh@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nguyên liệu thân lá bắp và rau cải xoong phối trộn theo bốn tỷ lệ 4:1, 3:1, 2:1, 1:2 (v/v) được ủ làm phân bón hữu cơ (PHC) trong thời gian 40 ngày bằng phương pháp compost (PP compost) và phương pháp bokashi (PP bokashi) nhằm (i) xác định tỷ lệ phối trộn phù hợp. Sản phẩm PHC dạng rắn (RComp) và dạng lỏng (LComp và LBoka) được phân tích lý hóa tính và (ii) đánh giá sơ bộ chất lượng phân bón trên cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) trồng chậu. Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm bảy nghiệm thức (NT) và ba lần lặp lại. Các NT khác nhau về lượng, loại phân bón và nồng độ pha loãng. Phương pháp compost có giai đoạn ưa nhiệt (t > 40oC) kéo dài 15 ngày, hơn 03 lần so với PP bokashi. Theo đó, R Comp(2:1) có giá trị EC (electrical conductivity, 3,8 mS/cm) và hàm lượng chất hữu cơ cao 77,7%; thành phần dinh dưỡng đa lượng gồm 26,3 g Nts/kg, 13,6 g P2O5 hh/kg và 63,0 g K2O hh/kg; tổng số vi sinh vật hiếu khí trong mẫu LComp(2:1) đạt 2,5 × 107 CFU/mL. LBoka(1:2) có EC 19,8 mS/cm, hàm lượng dinh dưỡng Nts, P2O5 hh và K2O hh lần lượt là 0,35 g/kg; 0,09 g/kg và 9,93 g/kg; tổng axit humic và axit fulvic đạt 2.300 mg/kg. Kết quả bón thử nghiệm RComp ở mức 0,5 kg/m2 bón đơn hoặc bón kết hợp với hai loại dịch chiết LComp, LBoka pha loãng ở nồng độ chất rắn hòa tan 500 ppm đều cho hiệu quả như nhau và làm tăng chiều cao, số lá, cho năng suất rau thu hoạch từ 1.278,9 - 1.425,7 g/m2, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không bón (526,8 g/m2).

Từ khóa: Bokashi , Compost , Hữu cơ , Rau cải xoong , Thân lá bắp

Article Details

Tài liệu tham khảo

Burge, W. D., Cramer, W. N., & Epstein, E. (1978). Destruction of pathogens in sewage sludge by composting. Transactions of the American Society of Agricultural and Biological Engineers 21(3), 0510-0514.

Faozi, K., Yudono, P., Indradewa, D., & Maas, A. (2018). Banana stem bokashi and its effect to increase soybean yield (Glycine max L. Merrill) in coastal sands area. Agrotechnology 7(2), 1000184. https://doi.org/10.4172/2168-9881.1000184.

GSO (General Statistics Office). (2020). The statistical yearbook of Vietnam 2020. Ha Noi, Vietnam: Statistical Publishing House.

Olle, M. (2021). Bokashi technology as a promising technology for crop production in Europe. The Journal of Horticultural Science and Biotechnology 96(2), 145-152. https://doi.org/1.1080/14620316.2020.1810140.

Pham, T. T. H., & Nguyen, B. T. (2022). Effects of bokashi and compost extracts on yield of Japanese watercress (Nasturtium officinale). SAE Conference: The 4th International Conference on Sustainable Agriculture and Environment - Innovative Approaches in Agriculture in Adapting to Climate Change (55). Ho Chi Minh City, Vietnam: Nong Lam University.