Võ Văn Tuấn * , Phan Thị Thanh Khuyên , Huỳnh Mỹ Huyền , Nguyễn Thị Ngọc Kiều & Nguyễn Trí Dũng

* Correspondence: Võ Văn Tuấn (email: vovantuan@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của pH nước lên khả năng nhạy cảm của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được thực hiện trong điều kiện thực nghiệm. Tôm thẻ (2 - 3 g) được gây nhiễm bằng phương pháp ngâm 2 giờ với liều vi khuẩn gây nhiễm nhỏ hơn 10 lần liều LD50 của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chết tích luỹ của tôm sau 240 giờ tăng dần theo mức tăng của pH (23,3 ± 5,8\%; 30,0 ± 20,0%; 86,7 ± 15,3% tương ứng với mức pH 6,3; 7,3 và 9,3). Tỷ lệ chết tích luỹ của tôm được giữ ở mức pH 8,3 là thấp nhất (20,0 ± 0,0%). Trong một thí nghiệm khác, hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm như tổng tế bào máu và hoạt tính của gốc oxy hoá tự do (respiratory burst) được đánh giá khi tôm được nuôi ở các mức pH khác nhau trong thời gian 0, 24, 48, 72 và 96 giờ. Kết quả ghi nhận, không có sự khác biệt về tổng tế bào máu ở các mức pH khác nhau (pH 6,3, pH 7,3, pH 8,3, pH 9,3) ở thời điểm 0 - 72 giờ. Ở thời điểm 96 giờ, tổng tế bào máu ở nghiệm thức pH (9,3) cao hơn đáng kể và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tổng tế bào máu được ghi nhận ở nghiệm thức pH thấp (6,3; 7,3; 8,3). Hoạt tính của gốc oxy hoá tự do (respiratory burst) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) ở các mức pH khác nhau ở thời điểm 0 giờ. Tuy nhiên, sau 24 và 48 giờ, hoạt tính của gốc oxy hóa tự do giảm đáng kể ở nghiệm thức pH thấp (pH 6,3 và 7,3) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức pH cao (pH 8,3 và 9,3) (P < 0,05). Từ kết quả này có thể kết luận rằng sự biến động của pH nước đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Từ khóa: Đáp ứng miễn dịch, Litopenaeus vannamei, pH, Vibrio parahaemolyticus

Article Details

Tài liệu tham khảo

Allan, G. L., & Maguire, G. B. (1992). Effects of pH and salinity on survival, growth and osmoregulation in Penaeus monodon Fabricius. Aquaculture 107(1), 33-47. https://doi.org/10.1016/0044-8486(92)90048-P

Arp, L. H. (1988). Bacterial infection of mucosal surface: an overview of cellular and molecular mechanisms. In Roth, J. A. (Ed). Virulence mechanisms of bacterial pathogens (3-27). Washington DC, USA: American Society for Microbiology.

Bachere, E., Gueguen, Y., Gonzalez, M., De Lorgeril, J., Garnier, J., & Romestand, B. (2004). Insights into the anti-microbial defense of marine invertebrates: the penaeid shrimps and the oyster Crassostrea gigas. Immunological Reviews 198(1), 149-168. https://doi.org/10.1111/j.0105-2896.2004.00115.x

Brock, J. A., & Lightner, D. V. (1990). Diseases of Crustacea. In Kinne, O. (Ed.). Disease of marine animals vol 3 (245-249). Helgoland, Germany: Biologische Anstalt Helgoland.

Cheng, W., & Chen J.C. (1999). Effect of cultivation broth pH, temperature and NaCl concentration on virulence of an Enterococcus-like bacterium to the giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii. Diseases of aquatic organisms 36, 233-237. https://doi.org/10.3354/dao036233

Cheng, W., & Chen, J. C. (1998). Enterococcus-like infections in Macrobrachium rosenbergii are exacerbated by high pH and temperature but reduced by low salinity. Diseases of aquatic organisms 34(2), 103-108. https://doi.org/10.3354/dao034103

Cheng, W., Chen, S. M., Wang, F. I., Hsu, P. I., Liu, C. H., & Chen, J. C. (2003). Effects of temperature, pH, salinity and ammonia on the phagocytic activity and clearance efficiency of giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii to Lactococcus garvieae. Aquaculture 219(1-4), 111-121. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(03)00017-6

Cheng, W., Liu, C. H., & Chen, J. C. (2002). Effect of nitrite on interaction between the giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii and its pathogen Lactococcus garvieae. Diseases of aquatic organisms 50, 189-197. https://doi.org/10.3354/dao050189

Hansen, P. J. (2000). Use of a hemacytometer. Laboratory procedures, Department of Animal Sciences, University of Florida, Florida, USA.

Herández-López, J., Gollas-Galván, T. S., & VargasAlbores, F. (1996). Activation of the prophenoloxidase system of the brown shrimp (Penaeus californiensis, Holmes). Comparative Biochemical Physiology Part C: Pharmacology, Toxicology and Endocrinology 113(1), 61-66. https://doi.org/10.1016/0742-8413(95)02033-0

Johansson, M. W., Keyser P., Sritunyalucksana, & S¨oderh¨all K. (2000). Crustacean haemocytes and haematopoiesis. Aquaculture, 191(1-3), 45-62. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(00)00418-X

Jose, S., Mohandas, A., Philip, R., & Bright Singh, I. (2010). Primary hemocyte culture of Penaeus monodon as an in vitro model for white spot syndrome virus titration, viral and immune related gene expression and cytotoxicity assays. Journal of Invertebrate Pathology 105(3), 312-321. https://doi.org/10.1016/j.jip.2010.08.006

Kautsky, N., Ronnback, P., Tedengren, M., & Troell, M. (2000). Ecosystem perspectives on management of disease in shrimp pond farming. Aquaculture 191(1-3), 145-161. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(00)00424-5

Lee, C. T., Chen, I. T., Yang, Y. T., Ko, T. P., Huang, Y. T., & Huang, J. Y. (2015). The opportunistic marine pathogen Vibrio parahaemolyticus becomes virulent by acquiring a plasmid that expresses a deadly toxin. Proceedings of National Academy of Sciences U.S.A 112, 10798-10803. https://doi.org/10.1073/pnas.1503129112

Li, C. C., & Chen, J. C. (2008). The immune response of white shrimp Litopenaeus vannamei and its susceptibility to Vibrio alginolyticus under low and high pH stress. Fish & shellfish immunology 25(6), 701-709. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2008.01.007

Liu, C.H., & Chen, J.C. (2004). Effect of ammonia on the immune response of white shrimp Litopenaeus vannamei and its susceptibility to Vibrio alginolyticus. Fish and shellfish immunology 16(3), 321-334. https://doi.org/10.1016/S1050-4648(03)00113-X

Lopez-Leon, P., Luna-Gonzalez, A., Escamilla-Montes, R., Flores-Miranda, M. C., Fierro-Coronado, J. A., Alvarez-Ruiz, P., & Diarte-Plata, G. (2016). Isolation and characterization of infectious Vibrio parahaemolyticus, the causative agent of AHPND, from the white leg shrimp (Litopenaeus vannamei). Latin American Journal of Aquatic Research 44(3), 470-479. https://doi.org/10.3856/vol44-issue3-fulltext-5

Matozzo, V., & Marin, M. G. (2010). The role of haemocytes from the crab Carcinus aestuarii (Crustacea, Decapoda) in immune responses: A first survey. Fish & Shellfish Immunology 28(4), 534-541. https://doi.org/10.1016/j.fsi.2009.12.003

Prayitno, S. B., & Latchford, J. W. (1995). Experimental infections of crustaceans with luminous bacteria related to Photobacterium and Vibrio. Effect of salinity and pH on infectiosity. Aquaculture 132(1-2), 105-112. https://doi.org/10.1016/0044-8486(94)00374-W

Reed, L. J., & Muench, H. (1938). A simple method of estimating fifty per cent endpoints. American Journal of Hygiene 27(3), 493-497. https://doi.org/10.1093/oxfordjournals.aje.a118408

Robertson, P.A.W., Calderon, J., Carrera, L., Stark, J.R., Zherdmant, M., & Austin, B. (1998). Experimental Vibrio harveyi infections in Penaeus vannamei larvae. Diseases of Aquatic Organism 32, 151-155. https://doi.org/10.3354/dao032151

Song, Y. L., & Hsieh, Y. T. (1994). Immunostimulation of tiger shrimp (Penaeus monodon) hemocytes for generation of micribicidal substances: Analysis of reactive oxygen species. Developmental and Comparative Immunology 18(3), 201-209. https://doi.org/10.1016/0145-305X(94)90012-4

Tran, L. H., Nunan, L., Redman, R. M., Mohney, L. L., Pantoja, C. R., Fitzsimmons K., & Lightner, D. V. (2013). Determination of the infectious nature of the agent of acute hepatopancreatic necrosis syndrome affecting penaeid shrimp. Diseases of Aquatic Organism 105(1), 45-55. https://doi.org/10.3354/dao02621

Vo, T. V., Dantas-Lima, J, J., Khuong, T. V., Li, W., Grauwet, K., Bossier, P., & Nauwynck, H. J. (2015). Differences in uptake and killing of pathogenic and non-pathogenic bacteria by haemocyte subpopulations of penaeid shrimp, Litopenaeus vannamei, (Boone). Journal of Fish Diseases 39(2), 163-174. https://doi.org/10.1111/jfd.12342

Zorriehzahra, M., & Banaederakhshan, R. (2015). Early mortality syndrome (EMS) as new emerging threat in shrimp industry. Advances in Animal Veterinary Sciences 3, 64-72.