Nguyễn Thị Phượng * & Vũ Thị Lâm An

* Correspondence: Nguyễn Thị Phượng (email: nguyenthiphuong@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên nội trú đang theo học (từ cuối năm nhất đến đầu năm tư) tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ vòng eo-vòng mông (WHR-Waist-Hip Ratio) và tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể. Kết quả điều tra khẩu phần ăn được thu thập bằng phương pháp gợi nhớ 24 giờ. Việc điều tra các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội được thực hiện thông qua các phiếu câu hỏi điều tra. Kết quả nghiên cứu trên 240 sinh viên nội trú (136 nữ và 104 nam) cho thấy BMI trung bình của đối tượng là 20,37 ± 2,82 kg/m2, chỉ số vòng eo trên vòng mông trung bình của nam và nữ sinh viên (0,85; 0,80; tương ứng), tỷ lệ mỡ cơ thể trung bình (20,13 ± 6,49). Kết quả thu được cho thấy 66,66\% sinh viên nội trú có tình trạng sức khỏe bình thường, tỷ lệ sinh viên thừa cân – béo phì là 3,75%, trong đó tỷ lệ này ở nam cao hơn so với nữ. Tỷ lệ sinh viên suy dinh dưỡng chung là 29,59%, trong đó tỷ lệ này ở nữ sinh viên cao hơn nam. Kết quả thu được bằng phương pháp điều tra khẩu phần ăn - phương pháp gợi nhớ 24 giờ cho thấy sinh viên nội trú có tần suất sử dụng các thực phẩm giàu carbohydrate cao, kế đến là thịt các loại, các sản phẩm giàu chất béo và ít sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau tươi). Như vậy, cần thiết có những biện pháp can thiệp nhằm giáo dục sức khỏe và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của sinh viên.

Từ khóa: Chỉ số khối cơ thể, Sinh viên nội trú, Suy dinh dưỡng, Thừa cân-béo phì, Tình trạng dinh dưỡng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Adu, O. B., Falade, A. M., Nwalutu, E. J., Elemo, B. O., & Magbagbeola, O. A. (2009). Nutritional status of undergraduates in a Negerian university in south - west Nigeria. International Journal of Medicine and Medical Sciences 1(8), 318-324.

Chourdakis, M., Tzellos, T., Papazisis, G., Toulis, K., & Kouvelas, D. (2010). Eating habits, health attitudes and obesity indices among medical students in northern Greece. Appetite 55(3), 722-725. https://doi.org/10.1016/j.appet.2010.08.013

Cooper, R. G., & Chifamba, J. (2009). The nutrition intake of undergradutes at the University of Zimbabwe College of Health Sciences. Tanzania Journal of Health Research 11(1), 35-39. https://doi.org/10.4314/thrb.v11i1.43249

El-Qudah, J. M., Al-Omran, H., Abu-Alsoud, B., & AlShek Yousef, T. O. I. (2012). Nutritional status among a sample of Saudi college students. Curent Research Journal of Biological Sciences 4(5), 557-562.

Hakim, N. H. A., Muniandy, N. D., & Danish, A. (2012). Nutritionlal status and eating practices among university students in selected universities in Selangor, Malaysia. Asian Journal of Clinical Nutrition 4(3), 77-87. https://doi.org/10.3923/ajcn.2012.77.87

Ho, M. T., Pham, H. V., & Nguyen, B. H. (2010). Nutritional status, dietary and other factors relating to nutrition of 6 to 14-year students at Soc Son, Ha Noi. Journal of Food and Nutrition Science 6(2), 23-31.

Hoang S. T., Nguyen, T. X., & Trinh, D. X. (2007). Physical and nutrient characteristics of students at Thai Nguyen Medical College. Vietnam Journal of Physiology 11(1), 42-46.

Le, H. T., & Huynh, P. N. (2011). Unification of nutritional stutus evaluation using anthropometry. Journal of Food and Nutrition Science 7(2), 1-7.

Le, N. H. (2011). Sampling method and sample size determination in medical research. Ha Noi, Vietnam: Medical Publishing House.

Le, T. B., & Nguyen, T. H. (2016). The obese situation survey of student in Can Tho University. Can Tho University Journal of Science 44, 9-13.

Lupi, S., Bagordo, F., Stefanati, A., Grassi, T., Piccnni, L., Bergamini, M., & Donno A. D. (2015). Assessment of lifestyle and eating habits among undergraduate students in northern Italy. American Journal of Food, Agriculture, Nutrition and Development 51(2), 154-161.

Magda, T., Magdalena, R., & Gabriela, S. (2010). Nutrition status dietary habits of high school and college students. Health Education: International Exiperiences 21, 389-397.

Nguyen, B. N., Duong, A. H., & Le, H. T. (2015). The overweight and obesity scenarios of new students at Thang Long University from 2012-2014 and factors related to these scenarios. Research proceeding (Part II: 167-175). Ha Noi, Vietnam: Thang Long University.

Nguyen, L. H., Hoang, T. M., Nguyen, T. T., Nguyen, S. T., & Dang, N. D. (2014). Quality of life and nutrition status among first - year students of Vietnam national university, Ha Noi. Vietnam Journal of Preventive Medicine 24(6), 96-102.

Ninh, N. T., & Pham, H. T. (2013). Nutritional status of full-time students in university and college at Nam Dinh Province in 2012. Journal of Practical Medicine 5, 93-96.

Pham, P. V. (2011). Nutrition status among first - year students and factors affect the status at Ha Noi Medical University. Journal of Medical Research 74(3), 344349.

Sylvia, K. (2010). Gender differences in body composition from childhood to old age: an evolutionary point of view. Journal of Life Science 2(1), 1-10. https://doi.org/10.1080/09751270.2010.11885146

Tran, L. T. H., & Nguyen, H. T. K. (2005). The overweight and obesity scenarios of population groups at Ho Chi Minh City from 1996 to 2001. Journal of Food and Nutrition Science 1(1), 74-80.

WHOEC (World Health Organization Expert Consultation). (2004). Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet 363(9403), 157-163. https://doi.org/10.1016/S0140-6736(03)15268-3