Nguyễn Tử Văn , Nguyễn Thị Phương Anh , Nguyễn Đức Huy , Hà Lê Gia Phúc & Đoàn Trần Vĩnh Khánh *

* Correspondence: Đoàn Trần Vĩnh Khánh (email: khanhdoan@hcmuaf.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà đóng vai trò chính trong bảo quản tinh dịch chó, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của LDL trong bảo quản lạnh tinh dịch chó. Kết quả được đánh giá qua các chỉ tiêu gồm thời gian bảo quản, hoạt lực, sức sống tuyệt đối và tính nguyên vẹn của màng acrosome tại các mức hoạt lực 0,9; 0,5 và 0,3. Ba loại môi trường được sử dụng gồm môi trường căn bản + lòng đỏ trứng gà (EY), môi trường căn bản + LDL (LDL) và môi trường căn bản (C). Thời gian bảo quản tinh dịch chó trong ba loại môi trường từ khi bắt đầu theo dõi đến khi hoạt lực về 0,3 giảm dần theo thứ tự EY > LDL > C, tương ứng với 108 giờ, 60 giờ và 48 giờ. Sức sống tuyệt đối của tinh trùng còn khả năng thụ tinh (Sa5) trong các môi trường lần lượt là EY (768), LDL (423) và C (280), khác biệt rất có ý nghĩa với P < 0,001. Tỷ lệ tinh trùng sống - còn nguyên vẹn màng acrosome tại thời điểm hoạt lực = 0,9 trong môi trường LDL (59,31%) cao hơn trong EY (30,99%). Tuy nhiên, khi hoạt lực giảm từ  0,9 đến  0,5 thì tỷ lệ tinh trùng sống - còn màng acrosome ở cả môi trường EY và LDL đều giảm tương đương nhau (7,30% và 7,23% ), nhưng thời gian bảo quản của EY (84 giờ) lâu hơn so với LDL (48 giờ). Kết quả cho thấy môi trường EY có thời gian bảo tồn, sức sống tuyệt đối và duy trì tỷ lệ tinh trùng sống - còn màng acrosome tốt hơn môi trường LDL. Tuy nhiên, ngay sau pha chế, tỷ lệ tinh trùng sống - còn màng acrosome đã rất thấp. Do đó, khi bảo quản tinh dịch trong thời gian ngắn (dưới 48 giờ) thì sử dụng LDL sẽ cho kết quả tốt, với tỷ lệ tinh trùng sống - còn màng acrosome cao.

Từ khóa: bảo quản, lipoprotein tỷ trọng thấp, tinh dịch chó

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bee, L. E. & Coteerill, O. J. (1979). Ion-exchange chromatography and electrophoresis of egg yolk proteins. Journal of Food Science 44(3), 656-667. https://doi.org/10.1111/j.1365-2621.1979.tb08469.x

Bui, H. T. T. (2010). Preserving ability of some extenders in canine semen (Unpublished bachelor thesis). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Freshman, J. L. (2001). Clinical management of the subfertile stud dog. Veterinary Clinics of North America: Small Animal Practice 31(2), 259-269. https://doi.org/10.1016/S0195-5616(01)50204-1

Iguer - Ouada, M., & Verstegen, J. P. (2001). Long-term presevervation of chilled canine semen: effect of commercial and laboratory prepared extenders. Theriogenology 55(2), 671-684. https://doi.org/10.1016/S0093-691X(01)00435-6

Johnston, S. D., (1991). Performing a complete canine semen evaluation in a small animal hospital. Veterinary Clinics of North America: Small Animal Practice 21(3), 545-551. https://doi.org/10.1016/S0195-5616(91)50060-7

Kovács, A., & Foote, R. H. (1992). Viability and acrosome staining of bull, boar and rabbit spermatozoa. Biolechnic & Histochemistry 67(3), 119-124. https://doi.org/10.3109/10520299209110020

Milovanov, V. K., (1962). Biology of reproduction and artificial insemination of animals. Moscow, Russia: Selhozizdat.

Moussa, M., Martinet, V., Trimeche, A., Tainturier, D., & Anton, M. (2002). Low density lipoproteins extractedv from hen egg yolk by an easy method: cryoprotective effect on frozen-thawed bull semen. Theriogenology 57(6), 1695-1706. https://doi.org/10.1016/S0093-691X(02)00682-9

Nguyen, A. T., & Nguyen, D. Q., (1997). Artificial insemination of cattle and poultry. Ha Noi, Vietnam: Hannoi Publishing House.

Thai, H. M. T. (2005). Possibility of collecting dog semen and preservation effect of some dog semen extenders (Unpublished master’s thesis). Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.