Phạm Thị Phương Trang & Võ Phong Vũ Anh Tuấn *

* Correspondence: Võ Phong Vũ Anh Tuấn (email: vpvatuan2023@gmail.com)

Main Article Content

Tóm tắt

Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ rất phổ biến, làm giảm tăng trọng, gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi heo trên toàn thế giới. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định chế phẩm bổ sung cho heo con theo mẹ cải thiện năng suất và tình trạng giảm tiêu chảy. Sáu mươi heo nái và heo con của chúng (660 heo con giống Yorkshire x Landrace) được bố trí ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức và 5 con heo nái cùng heo con cho mỗi lần lặp lại. Nghiệm thức 1 (NT-1) đóng vai trò là nghiệm thức đối chứng, heo con được cho ăn thức ăn cơ bản không bổ sung probiotic hoặc kháng thể IgY. Heo con ở NT-2 được cho ăn thức ăn cơ bản có bổ sung probiotic, trong khi đó heo con ở NT-3 được cho ăn thức ăn cơ bản có bổ sung kháng thể IgY, và heo con ở NT-4 được cho ăn thức ăn cơ bản có bổ sung kết hợp probiotic và kháng thể IgY. Kết quả cho thấy heo con ở NT-4 có mức tăng trọng cao nhất, tiếp theo là NT-2 và NT-3, trong khi NT-1 có mức tăng trọng thấp nhất. Sự khác biệt về sự tăng trọng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Thêm vào đó, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao nhất ở NT-1, tiếp theo là NT-3, rồi đến NT-2, và thấp nhất là NT-4. Cuối cùng, tỷ lệ tiêu chảy thấp nhất ở NT-4 (0,84% và 0,61% trước và sau 14 ngày tuổi), tiếp theo là NT-2, kế là NT-3, và cao nhất là NT-1 (6,39% và 8,60% trước và sau 14 ngày tuổi). Sự khác biệt về tỷ lệ tiêu chảy có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tóm lại, việc kết hợp probiotic với kháng thể IgY có hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trọng, cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn và giảm thiểu tiêu chảy ở heo con theo mẹ.

Từ khóa: Heo con theo mẹ, Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), Kháng thể IgY, Probiotic, Tiêu chảy

Article Details

Tài liệu tham khảo

Afonso, E. R., Parazzi, L. J., Tobias Marino, C., Martins, S. M. M. K., Araújo, L. F., Araújo, C. S. S., Vilela, F. G., & Moretti, A. S. (2013). Probiotics association in the suckling and nursery in piglets challenged with Salmonella typhimurium. Brazilian Archives of Biology and Technology 56(2), 249-258. https://doi.org/10.1590/S1516-89132013000200010.

Ghorbi, S. E., Rezayazdi, K., Zare Shahneh, A., Moslehifar, P., Lor Kalantari, B., Farzi, M., Rajabinejad, A., & Baradar, M. A. (2023). Influence of simultaneous use of immunoglobulin Y, probiotics, and electrolytes on growth performance, health, and diarrhea in Holstein suckling calves. Animal Production Research 12(2), 43-56. http://dx.doi.org/10.22124/ar.2023.23775.1750.

Karamzadeh-Dehaghani, A., Towhidi, A., Zhandi, M., Mojgani, N., & Fouladi-Nashta, A. (2021). Combined effect of probiotics and specific immunoglobulin Y directed against Escherichia coli on growth performance, diarrhea incidence, and immune system in calves. Animals 15(2), 100124. https://doi.org/10.1016/j.animal.2020.100124.

Le, M. T., & Truong, S. C. (2014). Effect of probiotic on reproductive performance of sows and their piglets in the Mekong Delta. CTU Journal of Science 30, 1-5.

Liu, X. J., Yang, D. A., Qu, B. H., Liu, D. D., & Huang, H. K. (2024). Bacillus subtilis feed supplementation combined with oral E. coli immunization in sows as a tool to reduce neonatal diarrhea in piglets. Animals 14(13), 1978. https://doi.org/10.3390/ani14131978.

Li, Y. X., Wang, L. L., Zhen, H. Y., Li, Y. S., & Xu, P. Y. (2015). Chicken egg yolk antibodies (IgY) as non-antibiotic production enhancers for use in swine production: A review. Journal of Animal Science and Biotechnology 6(1), 40. https://doi.org/10.1186/s40104-015-0038-8.

Lu, H. X., Zhang, M., Zhao, L., Ge, S. K., Wang, Y. Z., Jun, L., & Ren, Z. F. (2018). Growth performance and post-weaning diarrhea in piglets fed a diet supplemented with probiotic complexes. Journal of Microbiology and Biotechnology 28(11), 1791-1799. https://doi.org/10.4014/jmb.1807.07026.

Nguyen, T. V., Nguyen, D. N., & Nguyen, T. V. (2023). Swine diarrhea syndrome in pre-weaning piglets and associated risk factors in industrial pig farm. Journal of Vietnam Agricultural Sciences and Technology 21(9), 1159-1165.

Ruiz, V. L. A., Bersano, J. G., Carvalho, A. F., Catroxo, M. H. B., Chiebao, D. P., Gregori, F., Miyashiro, S., Nassar, A. F. C., Oliveira, T. M. F. S., & Ogata, R. A. (2016). Case-control study of pathogens involved in piglet diarrhea. BMC Research Notes 9(1), 22. https://doi.org/10.1186/s13104-015-1751-2.

Saha, S., Namai, F., Nishiyama, K., Villena, J., & Kitazawa, H. (2024).Role of immunomodulatory probiotics in alleviating bacterial diarrhea in piglets: A systematic review. Journal of Animal Science and Biotechnology 15, 112. https://doi.org/10.1186/s40104-024-01070-z.

Sjölund, M. Z. M., Zoric, P. W. M., & Wallgren, P. (2014). Financial impact of disease on pig production. In Proceedings of The 6th European Symposium of Porcine Health Management (189). Sorrento, Italy: Litografia La Ducale srl Parma.

Su, F. W., Gong, T., Jiang, P. Z., Lu, Q. Z., & Wang, Z. Y. (2022). The role of probiotics in alleviating postweaning diarrhea in piglets from the perspective of intestinal barriers. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology 12, 1-12. https://doi.org/10.3389/fcimb.2022.883107.