Trương Thị Bích Hồng * & Nguyễn Đình Huy

* Correspondence: Trương Thị Bích Hồng (email: hongttb@ntu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Nước thải nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chứa các chất có thể gây ô nhiễm môi trường như hàm lượng chất rắn lơ lừng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD) và các chất kích thích tăng trưởng ở mức cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sử dụng artemia để lọc chất thải rắn lơ lửng và cá rô phi (Oreochromis niloticus) sử dụng chất thải hữu cơ của tôm, thức ăn thừa ở tầng đáy trong bể nước thải của nuôi tôm công nghiệp trong bể. Điều này góp phần làm giảm hàm lượng hữu cơ trong nước thải khi xả nước ra môi trường. Cả artemia và cá rô phi đều có khả năng làm giảm nhanh chất thải rắn ở tầng mặt và tầng đáy trong bể nước thải từ nuôi tôm công nghiệp trong bể. Kết thúc thí nghiệm, nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD₅), nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước đầu ra của tất cả các nghiệm thức đều đạt quy chuẩn cho phép của nước thải theo quy định Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT và QCVN 11-MT: 2015/BTNMT. Đối với thí nghiệm xử lý hàm lượng chất rắn lơ lửng ở nước thải bề mặt của bể nước thải từ nuôi tôm công nghiệp trong bể, hàm lượng TSS, BOD₅, COD còn lại là thấp nhất 6,2 ± 1,1 mg/L, 3,9 ± 0,5 mg/L và 8,6 ± 1,4 mg/L, tương ứng, ở nghiệm thức thả với mật độ 300 con artemia/L. Đối với thí nghiệm xử lý nước thải tầng đáy của bể nước thải từ nuôi tôm công nghiệp trong bể, hàm lượng TSS, BOD₅ và COD còn lại là thấp nhất 21,4 ± 5,1 mg/L, 8,5 ± 1,5 mg/L và 11,6 ± 3,6 mg/L, tương ứng, ở nghiệm thức thả với mật độ 16 con cá rô phi/m3.

Từ khóa: Artemia, Cá rô phi, Nước thải nuôi tôm công nghiệp

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd, C. E., Davis, R. P., & McNevin, A. A. (2021). Comparison of resource use for farmed shrimp in Ecuador, India, Indonesia, Thailand, and Vietnam. Aquaculture Fish and Fisheries 1(1), 3-15. https://doi.org/10.1002/aff2.23.

Boyd, C. E., & Tucker, C. S. (2012). Pond aquaculture water quality management. New York, USA: Springer Science and Business Media.

Chen, Z., Ge, X. H., Chang, Q. Z., Song, F. X., Zhao, Z. F., & Li, J. (2018). Nitrogen budget in recirculating aquaculture and water exchange systems for culturing Litopenaeus vannamei. Journal of Ocean University of China 17, 905-912. https://doi.org/10.1007/s11802-018-3584-9.

Iber, B. T., & Kasan, N. A. (2021). Recent advances in Shrimp aquaculture wastewater management. Heliyon 7(11). https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2021.e08283.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2010). Circular No. 44/2010/TT-BNNPTNT dated on July 22, 2010. Requirements for shrimp pond wastewater quality after treatment. Retrieved February 20, 2024, from https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=96697.

Nguyen, G. T. H., & Hoang, Q. T. (2018) White-leg shrimp wastewater treatment by combining biological ponds system with fishes, oysters and seaweeds. Hue University Journal of Science: Techniques and Technology 127(2A), 95-107. https://doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v127i2A.4978.

Nguyen, H. V., Nguyen, V. T. H., Nguyen, A. T. N., Pham, N. T. T., Huynh, T. T., & Tran, L. H. (2007). Artemia - Research and applications in aquaculture. Ho Chi Minh City, Vietnam: Agricultural Publisher.

Nguyen, L. Q. (2014). Integrated wastewater treatment: The management of pollutant discharge from intensive shrimp culture at tam giang lagoon, Thua Thien Hue province, Vietnam (Unpublished doctoral dissertation). University of South Australia, Adelaide, Australia.

Nguyen, L. Q., Bolan, N., & Kumar, M. (2016). Screening three finish species for their Potential in removing organic matter from the effluent of white leg shrimps (Litopenaeus vannamei) farming. Tropicultura 34 (Special), 86-97.

Truong, H. T. B., & Nguyen, H. D. (2022). Effects of artemia density on the ability to treat organic matter in wastewater from shrimp seed production and shrimp farming. Nha Trang University Journal of Fisheries Science and Technology 2, 31-39.

Vo, N. D., Le, A. T. T., & Nguyen, L. Q. (2013). Study on possibility of using tilapia, mullet and Cerithidea obtusa to treat organic matter in the effluent from intensive white leg shrimp farming. National Youth Fisheries Science Conference (504-512). Ho Chi Minh City, Vietnam: Nong Lam University.

VS (Vietnam Standard). (2015). Standard No. QCVN 11-MT:2015/BTNMT dated on December 31, 2015. National technical regulation on the effluent of aquatic Products Processing industry. Retrieved February 20, 2024, from https://scem.gov.vn/vi/download/tieu-chuan/QCVN-11-MT-2015-BTNMT-Quy-chuan-quoc-gia-venuoc-thai-che-bien-thuy-san.html.

VS (Vietnam Standard). (2001). Standard No. TCVN 6986:2001 dated on June 25, 2002. Water quality - Standards for industrial effluents discharged into coastal waters using for protection of aquatic life. Retrieved February 20, 2024, from https://tieuchuan.vsqi.gov.vn/tieuchuan/view?sohieu=TCVN+6986%3A2001.