Hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây hoa Dạ yến thảo (Petunia hybrida)
Main Article Content
Tóm tắt
Hoa Dạ yến thảo (Petunia hybrida) là một trong những loại hoa trồng chậu trang trí đang được ưa chuộng hiện nay. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô mang lại hiệu quả về hệ số nhân giống và chất lượng cây giống đồng đều, đáp ứng được nhu cầu giống hoa Dạ yến thảo. Trong nghiên cứu này, Natri hypoclorit (NaOCl) với các nồng độ khác nhau và chất điều hoà sinh trưởng [6-benzyladenine (BA), Indole 3-butyric acid (IBA), and Naphthaleneacetic acid (NAA)] đã được sử dụng để xác định được nồng độ và thời gian phù hợp cho quá trình vào mẫu, nhân chồi và tạo rễ cây hoa Dạ yến thảo. Các chỉ tiêu về tỷ lệ mẫu sống, mẫu nhiễm, mẫu chết, số chồi, chiều cao chồi, số rễ và chiều dài rễ của cây hoa Dạ yến thảo in vitro đã được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khử trùng mẫu thân ở nồng độ 5% NaOCl và thời gian 10 phút đã cho tỉ lệ mẫu sống cao nhất (70,7%) ở 14 ngày sau cấy và mẫu thân cây hoa Dạ yến thảo khi được cấy vào môi trường MS (Murashige and Skoog) có bổ sung 0,5 mg/L BA kết hợp với 0,1 mg/L IBA cho kết quả nhân nhanh tốt nhất với hệ số nhân chồi đạt 26,9 lần, trọng lượng chồi đạt 3,6 g, số lá/chồi đạt 4,6 lá, chiều cao chồi đạt 3,0 cm. Môi trường MS có bổ sung 0,1 mg/L NAA cho kết quả hình thành rễ tốt nhất với số rễ đạt 32,1 rễ/cây, chiều dài rễ đạt 7,0 cm.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Bui, C. T., Dong, G. H., & Bui, H. T. T. (2017). In vitro propagation of Petunia hybrida. Journal of Forestry Science and Technology 7, 3-10.
Chadwick, A. V., & Burg, S. P. (1967). An explanation of the inhibition of root growth caused by indole-3-acetic acid. Plant Physiology 42(3), 415-420. https://doi.org/10.1104%2Fpp.42.3.415.
Moubayidin, L., Mambro, R. D., Sozzani, R., Pacifici, E., Salvi, E., Terpstra, I., & Benfey, P. N. (2013). Spatial coordination between stem cell activity and cell differentiation in the root meristem. Developmental Cell 26(4), 405-415. https://doi.org/10.1016/j.devcel.2013.06.025.
Murashige, T., & Skoog, F. (1962). A revised medium for rapid growth and bio assays with tobacco tissue cultures. Journal of Physiologia Plantarum 15(3), 473-497. https://doi.org/10.1111/j.1399-3054.1962.tb08052.x.
Nguyen, L. T., La, H. T. T., Tran, H. T. T., Duong, T. T., & Le, C. N. (2021). A study on the primary materials for in vitro propagation of Petunia hybrida L. Vietnam Science and Technology Journal 63(7), 53-56. https://doi.org/10.31276/vjst.63%287%29.53-56.
Nguyen, V. T. (2015). Multiplication of Petunia hybridal flowers using plant tissue culture techniques (Unpublished bachelor’s thesis). Ha Noi National University of Education, Ha Noi, Vietnam.
Sakakibara, H., Takei, K., & Hirose, N. (2006). Interactions between nitrogen and cytokinin in the regulation of metabolism and development. Trends in Plant Science 11(9), 440-448. https://doi.org/10.1016/j.tplants.2006.07.004.
Thorpe, T. A. (2007). History of plant tissue culture. In Vasil, I. K., & Thorpe, T. A. (Eds.). Plant cell and tissue culture (7-55). Dordrecht, Netherlands: Springer.
Tran, M. V. (2005). Plant cell biotechnology textbook. Institute of Tropical Biology, Ho Chi Minh City, Vietnam.
WHO (World Health Organization) (2000). Air quality guidelines for Europe (2nd ed.). Copenhagen, Denmark: World Health Organization Regional Office for Europe.