https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/issue/feed Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 2024-04-25T00:00:00+07:00 Tòa soạn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển jad@hcmuaf.edu.vn Open Journal Systems <p><em>“Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển (TCNN&amp;PT) xem xét xuất bản các nghiên cứu gốc, các bài nghiên cứu ngắn và các bài tổng quan, có tính mới và hoàn chỉnh về mặt khoa học trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến khoa học nông nghiệp. Bản thảo phù hợp để xuất bản phải phản ánh mối quan tâm chung của cộng đồng khoa học và/hoặc của công chúng. Bản thảo được xem xét phải đóng góp đáng kể vào kiến thức học thuật chuyên ngành và phải tuân thủ các quy định xuất bản của TCNN&amp;PT.”</em></p> https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/1120 Ảnh hưởng của độ cứng lên sự phát triển phôi và ấu trùng của cá mè trắng (Hypophthalmychthis molitrix) 2023-12-28T09:33:33+07:00 Hải Lý Tiền thly@blu.edu.vn Thị Kiều Nguyễn nguyenthikieu@gmail.com <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng độ cứng của nước lên tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá mè trắng. Thí nghiệm ấp trứng cá mè trắng từ trứng thụ tinh đến ấu trùng tiêu hết noãn hoàng được thực hiện với các nghiệm thức có độ cứng của nước khác nhau, gồm: 70, 100, 130, 160 &amp; 190 mg CaCO</span><sub><span class="fontstyle0">3</span></sub><span class="fontstyle0">/L với mật số ấp là 400 trứng/L. Kết quả thí nghiệm cho thấy trứng có tỷ lệ thụ tinh cao và tương đương nhau giữa các nghiệm thức (78,0 - 79,3%); Tỷ lệ nở của trứng cá nằm trong khoảng 41,0 - 54,0%, cao nhất ở nghiệm thức 70 mg CaCO</span><sub><span class="fontstyle0">3</span></sub><span class="fontstyle0">/L (54,0%); Ở giai đoạn cá tiêu hết noãn hoàng thì tỷ lệ sống đạt kết quả tốt hơn khi ấp ở 70 mg/L so với các nghiệm thức còn lại (</span><em><span class="fontstyle2">P </span></em><span class="fontstyle0">&lt; 0,05). Tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá mè trắng cao từ 5,7 - 74,3%, thấp nhất ở nghiệm thức 70 mg CaCO</span><sub><span class="fontstyle0">3</span></sub><span class="fontstyle0">/L (5,7%). Từ kết quả nghiên cứu này có thể cho rằng trứng cá mè trắng ấp phù hợp ở trong môi trường nước có độ cứng 70 mg CaCO</span><sub><span class="fontstyle0">3</span></sub><span class="fontstyle0">/L.</span></p> 2024-04-25T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/1140 Ứng dụng phẫu thuật ghép cuống kết mạc trong điều trị viêm loét giác mạc trên chó 2023-11-24T15:06:31+07:00 Nhật Tân Nguyễn nguyennhattan@gmail.com Quang Bá Phan pqba@gmail.com Thị Thương Nguyễn thuong.nguyenthi@hcmuaf.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật ghép cuống kết mạc trong điều trị viêm loét giác mạc trên chó được tiến hành tại Phòng khám Thú y Alpha Pet và Bệnh viện Thú y Bằng Phạm từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 08 năm 2022. Chó bị viêm loét giác mạc, thủng giác mạc được khám lâm sàng, kiểm tra phản xạ giác mạc và dùng thuốc thử fluorescein 2% để kiểm tra và đo kích thước vùng tổn thương giác mạc bằng thước cặp Castroviejo. Phương pháp phẫu thuật ghép cuống kết mạc được áp dụng và đánh giá hiệu quả điều trị viêm loét giác mạc trên chó. Tổng cộng 3.024 chó được mang đến khám và điều trị, có 195 chó bị bệnh về mắt, chiếm tỷ lệ 6,45%. Tỷ lệ chó bị viêm loét giác mạc chiếm 15,90% (31/195 ca). Trong các ca bị viêm loét giác mạc này có 14 ca sử dụng phương pháp phẫu thuật ghép cuống kết mạc. Tỷ lệ thành công với phương pháp ghép cuống kết mạc là 71,43%. Tỷ lệ xuất hiện biến chứng là 42,86%, trong đó có 2 ca biến chứng nhẹ được xử lý thành công. Thời gian lành vết thương trung bình là 39,45 ngày. Thời gian xuất hiện biến chứng tùy thuộc vào loại biến chứng. Những biến chứng nhẹ xuất hiện từ 2,5 đến 5,5 ngày là bung chỉ và phù giác mạc. U nang biểu mô giác mạc và phù thủng nhãn cầu xảy ra từ 22 đến 42 ngày sau phẫu thuật. Do đó, phương pháp này có thể được sử dụng trong điều trị viêm loét giác mạc và được chỉ định trong các trường hợp vết loét sâu hoặc thủng giác mạc cần mạch máu nuôi trực tiếp.</span></p> 2024-04-25T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/1114 Xác định khả năng kháng khuẩn dịch đạm thuỷ phân của nhộng ruồi lính đen (Hermetia illucens) lên một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá nuôi nước ngọt 2023-10-17T16:54:35+07:00 Lam Kim Như Nguyễn 21116189@hcmuaf.edu.vn Thị Mỹ Duyên Trần 21116021@hcmuaf.edu.vn Phạm Băng Tâm Nguyễn 21116210@hcmuaf.edu.vn Thị Trường Thy Hồ thy.hothitruong@hcmuaf.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng kháng khuẩn của dịch đạm thuỷ phân từ nhộng ruồi lính đen (</span><em><span class="fontstyle2">Hermetia illucens</span></em><span class="fontstyle0">) (ĐTPNRLĐ) lên một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá nuôi nước ngọt bao gồm </span><span class="fontstyle2">E. <em>ictaluri</em></span><span class="fontstyle0">, </span><span class="fontstyle2">A. <em>hydrophila</em></span><span class="fontstyle0">, </span><span class="fontstyle2">A. <em>verroni</em></span><span class="fontstyle0">, và </span><span class="fontstyle2">S. <em>agalactiae</em></span><span class="fontstyle0">. Kết quả cho thấy các chủng vi khuẩn trên nhạy cảm với dịch ĐTPBSF với đường kính vòng kháng khuẩn khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (</span><em><span class="fontstyle2">P </span></em><span class="fontstyle0">&lt; 0,05) so với đối chứng âm ở các nồng độ thử nghiệm là 20, 35, và 70 mg/100 µL. Cụ thể, </span><span class="fontstyle2">E. <em>ictaluri </em></span><span class="fontstyle0">nhạy cảm ở cả ba nồng độ thử nghiệm với vòng kháng khuẩn lần lượt là 14,0 ± 1, 18,7 ± 0,7, và 20,7 ± 0,7 mm. </span><span class="fontstyle2">A. <em>veronii </em></span><span class="fontstyle0">và </span><span class="fontstyle2">S. <em>agalactiae </em></span><span class="fontstyle0">nhạy ở nồng độ 35 và 70 mg/100 µL, và </span><span class="fontstyle2">A. <em>hydrophila </em></span><span class="fontstyle0">với vòng kháng khuẩn 14,3 ± 0,3 mm ở nồng độ 70 mg/100 µL. Dịch đạm thuỷ phân từ nhộng ruồi lính đen có khả năng diệt được </span><span class="fontstyle2">A. <em>veronii </em></span><span class="fontstyle0">và </span><span class="fontstyle2">S. <em>agalactiae </em></span><span class="fontstyle0">với giá trị MIC (minimum inhibitory concentration) = MBC (minimum bactericidal concentration) = 44 mg/mL, trong khi đó </span><span class="fontstyle2">E.<em> ictaluri </em></span><span class="fontstyle0">và </span><span class="fontstyle2">A. <em>hydrophila </em></span><span class="fontstyle0">bị ức chế ở MIC 44 mg/mL và MBC là 88 mg/mL. Kết quả này chứng tỏ rằng ĐTPNRLĐ có khả năng được sử dụng để phòng và trị bệnh trên cá do các chủng vi khuẩn </span><span class="fontstyle2">E. <em>ictaluri</em></span><span class="fontstyle0">, </span><span class="fontstyle2">A. <em>hydrophila</em></span><span class="fontstyle0">, </span><span class="fontstyle2">A. <em>verroni</em></span><span class="fontstyle0">, và </span><span class="fontstyle2">S. <em>agalactiae </em></span><span class="fontstyle0">gây ra.</span></p> 2024-04-25T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/1061 Ảnh hưởng của bột vỏ trứng và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc MD7 trong vụ xuân tại Phú Xuyên, Hà Nội 2023-10-13T16:59:43+07:00 Huyền Trang Dương dhtrang@vnua.edu.vn Ngọc Lan Vũ vnlan@vnua.edu.vn Thu Huyền Nguyễn vthuhaa1@gmail.com Văn Giang Tống tongvangiang@hdu.edu.vn Ngọc Thắng Vũ vungocthang@vnua.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của bột vỏ trứng và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc MD7 trong điều kiện vụ xuân tại Phú Xuyên, Hà Nội. Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu lô chính - lô phụ (Split-plot design) với 3 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất là 3 lượng bón bột vỏ trứng (0, 300 và 500 kg/ha), nhân tố thứ hai là 3 lượng lân bón (30, 60 và 90 kg/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy cây trồng ở nghiệm thức được bón bột vỏ trứng sinh trưởng và cho năng suất cao hơn so với nghiệm thức không bón. Ngoài ra trên cùng một điều kiện có bón hoặc không bón bột vỏ trứng, các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của giống lạc MD7 tăng với lượng lân bón tăng dần từ 30 kg/ha đến 90 kg/ha. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng bón bột vỏ trứng 500 kg/ha kết hợp với 90 kg P</span><sub><span class="fontstyle0">2</span></sub><span class="fontstyle0">O</span><sub><span class="fontstyle0">5</span></sub><span class="fontstyle0">/ha là phù hợp để giống lạc MD7 sinh trưởng, phát triển và mang lại năng suất cao nhất trong vụ xuân tại Phú Xuyên, Hà Nội.</span></p> 2024-04-25T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/1126 Đặc điểm hình thái loài ong Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) ký sinh ấu trùng sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xyloryctidae) 2023-11-03T11:08:27+07:00 Khắc Hoàng Lê lkhoang@hcmuaf.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Loài ong </span><em><span class="fontstyle2">Bracon hebetor </span></em><span class="fontstyle0">là thiên địch quan trọng trong kiểm soát sâu đầu đen </span><em><span class="fontstyle2">Opisina arenosella </span></em><span class="fontstyle0">hại dừa, có tần suất xuất hiện cao ở các vườn dừa tại Bến Tre. Ở điều kiện phòng thí nghiệm, trên ký chủ là ấu trùng sâu đầu đen tuổi 6, cơ thể thành trùng ong </span><span class="fontstyle2">B. <em>hebetor </em></span><span class="fontstyle0">có màu vàng nâu, thành trùng đực có râu đầu dài hơn thành trùng cái, roi râu của thành trùng đực hình chữ nhật thuôn dài có từ 17 - 20 đốt, thành trùng cái roi râu có hình vuông có từ 11 - 14 đốt. Bụng ong có màu vàng nhạt, đốt cuối bụng màu nâu thẫm. Thành trùng ong </span><span class="fontstyle2">B. <em>hebetor </em></span><span class="fontstyle0">cái có kích thước lớn hơn thành trùng ong </span><span class="fontstyle2">B. <em>hebetor </em></span><span class="fontstyle0">đực, chiều dài thành trung bình của thành trùng cái và thành trùng đực lần lượt là 3,2 ± 0,17 mm và 3,0 ± 0,18 mm. Nhộng 2 ngày tuổi dài trùng bình là 3,0 ± 0,20 mm và ấu trùng 3 ngày tuổi dài trung bình 3,5 ± 0,21 mm. Trứng dài trung bình 0,7 ± 0,07. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần cung cấp thông tin về nhận dạng ong ký sinh ấu trùng </span><span class="fontstyle2">B. <em>hebetor </em></span><span class="fontstyle0">trên ký chủ sâu đầu đen trong quá trình điều tra phát hiện thiên địch sâu đầu đen trong vườn dừa và hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài thiên địch này tại Việt Nam.</span></p> 2024-04-25T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/1113 Đánh giá khả năng kết hợp và ưu thế lai của 6 dòng dưa lê (Cucumis melo L. var. inodorus) tự phối đời S5 2023-11-06T16:56:01+07:00 Nhựt Duy Lê dylanlee2803@gmail.com Châu Niên Nguyễn nien.nguyen@hcmuaf.edu.vn Thị Loan Hà htloan@gmail.com Diễm Quỳnh Phan phandiemquynh@gmail.com Hữu Cường Đoàn doanhuucuong@gmail.com <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2022 đến tháng 2/2023 tại Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu xác định các dòng dưa lê tự phối có khả năng phối hợp riêng (KNPHR) và ưu thế lai (UTL) cao về khối lượng quả và độ Brix. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà màng, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), đơn yếu tố (giống) với 3 lần lặp lại, gồm 16 nghiệm thức tương ứng với 15 tổ hợp lai (THL) đơn từ 6 dòng dưa lê tự phối thế hệ S5 và giống dưa lê Kim Hồng Ngọc được sử dụng làm đối chứng. Kết quả cho thấy dòng dưa lê DLE06 dùng làm dòng mẹ với dòng DLE04 làm bố (THL14) có KNPHR cao về khối lượng quả (KLQ) và độ Brix. Hai THL đạt UTL về các tính trạng KLQ và độ Brix là THL11 (1416,7 g; 16,33%), THL14 (1520,0 g; 16,57%). Giống THL14 có tiềm năng sinh trưởng, phát triển tốt trong nhà màng, các đặc điểm hình thái như khối lượng quả, màu sắc vỏ quả - thịt quả, độ Brix phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng, có triển vọng để phát triển thành giống mới để đưa vào sản xuất.</span></p> 2024-04-25T00:00:00+07:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển